TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Quản lý năng lực trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 01/11/18 11:00
Chuyển đổi kỹ thuật số dẫn đến nhiều yêu cầu mới đối với người lao động. Các doanh nghiệp có thể làm gì để đối mặt với thách thức này? Quản lý năng lực một cách hiệu quả là công cụ quan trọng nhưng các doanh nghiệp hiện vẫn còn thờ ơ đến mức đáng báo động.

 

Quản lý năng lực một cách tích cực: Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong tương lai

Chuyển đổi kỹ thuật số dẫn đến nhiều yêu cầu mới đối với người lao động. Các doanh nghiệp có thể làm gì để đối mặt với thách thức này? Quản lý năng lực một cách hiệu quả là công cụ quan trọng nhưng các doanh nghiệp hiện vẫn còn thờ ơ đến mức đáng báo động.

Cho dù trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ nhất hay kỷ nguyên kỹ thuật số, đội ngũ nhân viên và nhà quản lý được đào tạo tốt vẫn luôn là nguồn tài sản vô giá của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có điều khác biệt là hầu hết mọi ngành nghề đều đang phải trải qua những chuyển biến mạnh mẽ với một động lực chưa từng có. Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống phục hồi thông tin có khả năng cung cấp thông tin với tốc độ tính từng giây, phân tích các sự kiện và đưa ra dự đoán với tốc độ mà con người khó có thể thực hiện được.

Một xã hội được xây dựng trên nền tảng tri thức gắn liền với sự thay đổi các thế giới quan. Các kiến thức kỹ thuật theo phương pháp luận đơn thuần không còn đủ để đáp ứng các cơ hội và thách thức trong tương lai. Điều quan trọng là người lao động có thể làm gì với những kỹ năng của họ và cách thức họ giải quyết vấn đề trong thực tế. Đặc biệt là trong các tình huống phức tạp, khi mà các quy luật phổ biến, kiến thức và kỹ năng cũ không còn đủ để giải quyết vấn đề, người lao động phải có khả năng tự mình giải quyết những thách thức ngoài khả năng của họ. Năng lực phù hợp ở những lĩnh vực hành động khác nhau chính là điều mà họ thực sự cần phải có. Và điều đó đòi hỏi các không gian học tập và các khái niệm học tập mới thông qua quá trình đào tạo bổ sung và quá trình làm quen với công tác quản lý năng lực có hệ thống.

 

Năng lực không phải là “các kỹ năng”

Nhưng quản lý năng lực là gì? Quản lý năng lực mang tính tích cực và chiến lược là công cụ quan trọng để phát huy hiệu quả làm việc của người lao động theo năng lực của họ, giúp họ thăng tiến trong nghề nghiệp và bắt kịp những yêu cầu về năng lực làm việc của các doanh nghiệp để có thể đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra.

Cơ sở nền tảng của công tác quản lý năng lực là mô hình năng lực. Mô hình này liệt kê hoặc xếp nhóm các dạng năng lực cần thiết hiện có. Một mô hình năng lực bao gồm tập hợp các năng lực chính được lựa chọn phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, một mô hình năng lực có thể bao gồm:

  • Năng lực chuyên môn: các kiến thức, kỹ năng hay khả năng cụ thể cần có để thực hiện các phần việc chuyên môn.
  • Năng lực phương pháp luận: khả năng xử lý công việc và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và có cơ sở rõ ràng. Áp dụng và phát triển các phương pháp làm việc hay chiến lược giải pháp đã từng được học một cách độc lập.
  • Năng lực xã hội: đây là dạng năng lực có tầm quan trọng ngày càng cao hơn trong công việc và tự tổ chức công việc. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng có liên quan đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các mối quan hệ với người khác.
  • Năng lực về tính cách: dạng năng lực này yêu cầu một cá nhân tự tổ chức và đánh giá công việc. Nó cũng yêu cầu khả năng tự đánh giá bản thân để phát triển những tiềm năng cá nhân và phát triển năng lực của bản thân một cách sáng tạo.
  • Năng lực lãnh đạo: phát triển các yêu cầu quy định trong tổ chức, đề xuất các thay đổi, hướng dẫn và tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên làm việc theo định hướng đã đề ra. Dạng năng lực này cũng bao gồm khả năng xem xét hiệu quả làm việc và cung cấp các thông tin phản hồi mang tính xây dựng.

Ví dụ cuối cùng cho thấy rằng các nhóm năng lực không thể được xem xét hoàn toàn tách biệt. Thực tế, cung cấp các thông tin phản hồi mang tính xây dựng là một khía cạnh thiết yếu của dạng năng lực xã hội.

 

TUV-Rheinland-Digital-Workplace

 

Các thách thức, trở ngại và sai lầm điển hình trong quá trình đề ra một mô hình năng lực là:

  • Xác định quá nhiều dạng năng lực mà không đối chiếu với các mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Thiếu hay khó xác định các dạng năng lực thiết yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Quá nhiều các kiến thức của chuyên gia với các dạng năng lực hoặc chỉ tập trung vào các dạng năng lực thuộc tầm chuyên gia.
  • Không xem xét đến các dạng năng lực hiện không nằm trong phần mô tả công việc hay tổ chức công việc nhưng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai.
  • Thu thập các dạng năng lực mà không có sự tham gia của người lao động. Thông qua những hoạt động công việc hàng ngày của mình, người lao động biết rõ dạng năng lực mà họ đang cần hay đang thiếu để hoàn thành các phần việc của mình.
  • Không có sự tham gia của các nhà quản lý trong quá trình khảo sát các dạng năng lực cần thiết.

 

Quản lý năng lực hiệu quả: các yếu tố mang đến thành công

Thực tế, quản lý năng lực phản ánh chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế, điều thiết yếu là doanh nghiệp phải có một kế hoạch rõ ràng về những mục tiêu mà mình theo đuổi, cách đạt được các mục tiêu này và những dạng năng lực nào cần có để đạt được các mục tiêu đó.

Do vậy, công tác phân tích và định nghĩa các dạng năng lực cũng như định nghĩa các đặc tính cụ thể của từng phần việc, hoạt động và hồ sơ công việc là điều cần phải thực hiện. Ngoài ra, điều quan trọng là năng lực của người lao động phải được xác định một cách độc lập, có khả năng đối chiếu và có khả năng đào tạo được. Bên cạnh quá trình hình thành các hồ sơ năng lực có liên quan, điều quan trọng là phải tích hợp vào đó một hệ thống đánh giá năng lực độc lập, tiến hành đánh giá người lao động và xử lý kết quả từ quá trình phân tích khoảng cách biệt về mặt năng lực thông qua các chương trình đào tạo thích hợp để vượt qua các khoảng cách biệt này. Những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và sự hiểu biết cần thiết về quá trình đào tạo nội bộ hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.

 

Ưu điểm của công tác quản lý năng lực hiệu quả

Kết luận: Để quản lý năng lực hiệu quả cần xác định các kỹ năng của toàn bộ đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp ở tình hình hiện tại cũng như theo dự kiến cho tương lai. Thông qua việc xác định rõ vai trò công việc và các dạng năng lực gắn liền với các vai trò ấy, các nhà điều hành doanh nghiệp có khả năng nhận diện được những thế mạnh cũng như các khoảng cách biệt về mặt kỹ năng của nhân viên một cách nhanh chóng hơn, từ đó tích cực chú tâm đến động cơ thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên. Đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ chủ động tránh được rủi ro giảm hiệu quả và thành quả làm việc.

Các doanh nghiệp nên thiết lập hệ thống quản lý năng lực một cách có chiến lược. Hệ thống này có thể cung cấp thông tin về những cơ hội đào tạo theo mục tiêu để phát triển những kỹ năng cần thiết hướng đến mục đích hoàn thiện hiệu quả hoạt động của các cá nhân và tập thể để đạt được thành quả kinh doanh cao hơn. Đào tạo không mang đến giá trị bổ sung cho doanh nghiệp là điều đã thuộc về quá khứ. Ngày nay, các khoảng cách biệt về những kỹ năng thiết yếu được xác định nhanh hơn rất nhiều và được khắc phục theo hướng tích cực hơn rất nhiều. Mặt khác, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng quản lý năng lực hiệu quả cũng góp phần nâng cao sự hài lòng của đội ngũ quản lý và nhân viên – điều đó mang đến nhiều lợi ích cho môi trường làm việc tại doanh nghiệp, động viên tinh thần làm việc và gia tăng năng suất của người lao động.

 

Dịch vụ đào tạo từ TÜV Rheinland

Tại TÜV Rheinland, chúng tôi cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và giúp quý doanh nghiệp cập nhập thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể chọn tham dự hình thức đào tạo chiêu sinh tự do hoặc tại doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo của chúng tôi tại đây!

 

Chủ đề: Đào tạo