TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Những điều cần biết khi mua các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm cho trẻ em

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 17/04/17 09:00

Chuyên gia: Melanie Schubert

Những vật liệu nào an toàn nhất, những nhãn an toàn nào người tiêu dùng nên tìm kiếm, v.v… khi mua các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm cho trẻ em. Khi bố mẹ mua sản phẩm cho con, cho dù sản phẩm đó là bình sữa cho trẻ sơ sinh, vòng ngậm khi mọc răng, cốc mỏ vịt cho trẻ mới biết đi, vật dụng chứa thức ăn hay chén dĩa dành cho trẻ, an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bố mẹ cần phải biết rằng bất cứ vật gì mà con trẻ có thể đưa vào miệng, hay tiếp xúc với thực phẩm của con, đều có thể gây hại cho con. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các yêu cầu quy định về tiếp xúc thực phẩm đối với các sản phẩm dành cho trẻ em và nhận diện một vài nhãn an toàn quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý.

 

ducks-1426010_960_720.jpg

Bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đối với các sản phẩm tiếp xúc thực phẩm tại Hoa Kỳ, các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm dành cho trẻ em cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) theo Đạo luật Cải thiện An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSIA). Các nhà sản xuất và nhập khẩu không chỉ cần phải tuân thủ các quy định an toàn có thể áp dụng đối với sản phẩm dành cho trẻ em, họ còn phải gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm được CPSC cấp phép và phê chuẩn để kiểm định tình trạng tuân thủ quy định của sản phẩm, đồng thời phải in nhãn truy xuất thông tin lên sản phẩm và bao bì.

 

Phân loại sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm cho trẻ em

Hầu hết các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm được sản xuất đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em được xếp vào hai nhóm phân loại có phạm vi khá rộng. Đó là:

1. Các sản phẩm dành cho trẻ em được CPSC định nghĩa là các sản phẩm tiêu dùng được thiết kế hay có mục đích sử dụng chủ yếu là dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Với định nghĩa rộng như thế, bất cứ sản phẩm tiếp xúc thực phẩm nào dự định dành cho trẻ em thuộc nhóm tuổi ấy (12 tuổi trở xuống) sẽ được xem là một sản phẩm dành cho trẻ em. Các yêu cầu quy định của CPSIA đối với các Sản phẩm dành cho trẻ em bao gồm:

  • Tổng hàm lượng chì tại các lớp phủ bề mặt: < 90 ppm
  • Tổng hàm lượng chì : < 100 ppm
  • Nhãn truy xuất thông tin (nhãn riêng cho từng sản phẩm)

2. Các vật dụng chăm sóc trẻ em được CPSC định nghĩa là các sản phẩm tiêu dùng được nhà sản xuất thiết kế hay dự định để tạo thuận lợi cho giấc ngủ, việc ăn, bú hay ngậm của trẻ em từ 03 tuổi trở xuống. Vì vậy, bất cứ sản phẩm tiếp xúc thực phẩm nào dự định dành cho trẻ em thuộc nhóm tuổi ấy (03 tuổi trở xuống) với mục đích tạo thuận lợi cho các hoạt động nêu trên sẽ được xem là một vật dụng dành cho trẻ em và phải đáp ứng các yêu cầu quy định của CPSC đối với nhóm sản phẩm ấy theo Đạo luật CPSIA. Các sản phẩm chủ yếu thuộc nhóm này là các loại cốc mỏ vịt, bình sữa dành cho trẻ sơ sinh, núm nhai dạng lưới, v.v… Các yêu cầu quy định của CPSIA đối với các vật dụng chăm sóc trẻ em bao gồm:

  • Tổng hàm lượng chì tại các lớp phủ bề mặt: < 90 ppm
  • Tổng hàm lượng chì: < 100 ppm
  • Nhãn truy xuất thông tin (nhãn riêng cho từng sản phẩm)
  • Nhóm hóa chất Phthalates làm mềm nhựa

Một số doanh nghiệp cũng sẽ tiến hành kiểm định các loại núm vú giả và đồ ngậm nướu theo yêu cầu quy định của FDA mặc dù các loại sản phẩm ấy, về mặt kỹ thuật, không tiếp xúc với thực phẩm.

 

Các loại vật liệu

Một số vật liệu ít có khả năng gây ra nguy hại tiềm ẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ em hơn các vật liệu khác. Các bình sữa bằng nhựa có thể tốt hơn các bình sữa bằng thủy tinh bởi lẽ, xét theo độ an toàn về mặt cơ học, chúng hiếm khi vỡ nếu bị đánh rơi. Ngược lại, khi cân nhắc đến tính an toàn về mặt hóa học, một số  bố mẹ có thể chọn các bình bằng thủy tinh bởi lẽ thủy tinh được xem là vật liệu an toàn nhất khi tiếp xúc với thực phẩm. Đối với các hạng mục sản phẩm khác, bạn nên tìm kiếm các nhãn xác định sản phẩm không có chứa phathalate và BPA.

Đặc biệt, đối với vật dụng lưu giữ sữa và thức ăn, người mua nên tìm kiếm các nhãn tuyên bố rằng sản phẩm an toàn đối với tủ đông và lò vi ba. Nói chung, tốt nhất là mua  sản phẩm chất lượng cao và luôn tuân thủ các hướng dẫn sử dụng an toàn. Để có cái nhìn sâu hơn về tính an toàn của các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm khác nhau, hãy xem lại trang blog kỳ trước có cùng chủ đề này.

 

Đọc bài viết: Cách tránh các độc tố trong nhà bếp của bạn

 

Dán nhãn

CPSC cung cấp một nhãn tuân thủ tự nguyện nhưng  có rất ít doanh nghiệp chấp nhận sử dụng. Các sản phẩm dành cho trẻ em tuân thủ luật có thể dán nhãn “Đáp ứng các Yêu cầu Quy định An toàn của CPSC”. Người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm dành cho trẻ em có thể tìm kiếm nhãn ấy trên sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy nhãn này, điều đó cũng không có nghĩa là sản phẩm không tuân thủ luật định.

Một nhãn truy xuất thông tin trên sản phẩm thường là dấu hiệutin cậy, cho biết sản phẩm tuân thủ các yêu cầu quy định khác của CPSIA. Mặc dù không phải là dấu hiệu bảo chứng, nó cho biết rằng nhà sản xuất có ý thức về các yêu cầu quy định của CPSIA.

Nhãn truy xuất thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Mục đích của nhãn truy xuất thông tin là để nâng cao hiệu quả và tỉ lệ trong trường hợp phải thu hồi sản phẩm. Khi một thành phần đã được xác định là vi phạm quy định hoặc là một nguồn nguy hại, nhãn truy xuất thông tin giúp chúng ta nhận diện các sản phẩm khác có khả năng chứa thành phần ấy. Nhãn truy xuất thông tin cho phép người mua xác định sản phẩm đã mua có bị ảnh hưởng hay không, từ đó ngăn ngừa việc lưu giữ các sản phẩm có hại trong nhà, đặc biệt là trong tầm tay của trẻ em.

 

Thử nghiệm sản phẩm tiếp xúc thực phẩm     Liên hệ ngay

 

Chủ đề: Tiếp xúc với thực phẩm, An toàn