TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Các Quy định của châu Âu đối với chất Bisphenol A (BPA) trong sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 24/04/17 09:00

Bisphenol A (BPA) là một hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi như một đơn phân trong các vật liệu tiếp xúc thực phẩm như vật liệu chất dẻo polycarbonate (PC) và nhựa epoxy. Polycarbonate thường được sử dụng trong các ứng dụng tiếp xúc thực phẩm như bình sữa em bé và bình nước do vật liệu có tính ổn định nhiệt và chống va đập tốt.

plastic-bottle-bpa.jpg

Được sử dụng làm lớp lót cho khoảng 80% các loại hộp chứa thực phẩm hiện nay, nhựa epoxy có công dụng giúp các hộp kim loại không bị gỉ sét và không phóng thích các kim loại nặng vào thực phẩm. Trong vài năm gần đây, dù có nhiều  thông tin về những khía cạnh tích cực của vật liệu này, sự lo lắng của cộng đồng về các ảnh hưởng tiêu cực của BPA vẫn gia tăng đáng kể. Hóa chất này được phát hiện là có khả năng gây rối loạn nội tiết. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để xác định mức BPA tối thiếu có khả năng kích phát các ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe con người, các thông tin khoa học có liên quan đã được thảo luận và dẫn đến nhiều kết luận  khác nhau từ các cơ quan có trách nhiệm.

 

Quy định châu Âu đối với chất BPA trong sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm

Cần phải xác định rõ rằng giới hạn SML do pháp chế của Liên minh châu Âu xác lập chỉ nhắm đến quá trình thôi nhiễm BPA vào thực phẩm nhưng vẫn cho phép sử dụng các vật liệu có chứa BPA. Tuy nhiên, các quy định cấm khác lại trực tiếp cấm sử dụng BPA ngay tại điểm sản xuất. Hầu hết các vật liệu hiện có trên thị trường, mặc dù được sản xuất từ BPA, không hề có thông tin tiết lộ về mức thôi nhiễm BPA có thể được phát hiện dựa trên các phương pháp phân tích phổ biến hiện nay.

Các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau cũng dẫn đến sự phức tạp về mức độ hạn chế BPA cần thiết để sử dụng an toàn. Hơn nữa, điều đó đã tạo ra các rào cản thương mại đáng kể ngay trong Liên minh châu Âu. Hiện nay, Ủy ban châu Âu đang tìm kiếm một giải pháp cho tình huống này. Dựa trên một công trình tái đánh giá trọn vẹn về các rủi ro gắn liền với BPA do Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) tiến hành trong thời gian gần đây, định mức Hấp thu Hàng ngày Chấp nhận được (TDI) theo đề xuất đã được hạ thấp đáng kể. Xem xét các dữ liệu mới ấy, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo một quy định điều chỉnh Quy định (EU) 10/2011 với phần xác định một mức giới hạn SML nghiêm ngặt hơn là 0,05 mg/kg. Bên cạnh các vật liệu chất dẻo, quy định ấy còn nhắm đến việc tạo hiệu lực thực hiện giới hạn thôi nhiễm BPA mới đối với các loại chất phủ bề mặt và véc-ni. Ngày áp dụng quy định theo đề xuất gần đây nhất là vào tháng 09 năm 2016. Trong thời hạn sáu tháng kể từ khi quy định  được ghi nhận là có hiệu lực thi hành, các sản phẩm sẽ phải tuân thủ các yêu cầu quy định đã được cập nhật.

Ngoài vòng tranh luận đang tiếp diễn về chất BPA trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, còn có một cuộc tranh luận khác đang tiếp diễn về sự hạn chế sử dụng chất BPA trong các sản phẩm tiêu dùng nói chung. Theo thông tin mới nhất, Pháp đang dự định đề xuất đưa Bisphenol A vào danh mục các chất có mức độ quan ngại cao (SVHC) theo quy định Đăng ký, Đánh giá, Cho phép và Hạn chế Hóa chất (REACH – Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals). Theo quy định này, khi các chất có mức độ quan ngại cao (SVHC) vượt quá một liều lượng tập trung nhất định trong một vật dụng và được sản xuất/nhập khẩu vượt quá một số lượng nhất định, cần phải tiến hành thủ tục thông báo.

Chuyên gia: Melanie Schubert

Tập đoàn TÜV Rheinland

Là nhà cung cấp các dịch vụ kỹ thuật hàng đầu trên thế giới, TÜV Rheinland có thể xúc tiến hoạt động tiếp cận thị trường toàn cầu hiệu quả hơn. Cho dù doanh nghiệp là nhà bán lẻ hay nhà sản xuất, chúng tôi đều có thể hỗ trợ nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp thông qua hoạt động kiểm định và chứng nhận sản phẩm dựa trên các yêu cầu quy định, các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và các đặc điểm quy cách kỹ thuật của thương hiệu. Khách hàng có thể tin chắc rằng một sản phẩm được TÜV Rheinlandchứng nhận là một sản phẩm an toàn và đáng tin cậy. Mục đích mà chúng tôi hướng đến là góp phần tạo nên một thế giới an toàn hơn cho hôm nay, cho ngày mai và cho tương lai, thông qua việc hỗ trợ các khách hàng của mình nâng cấp mức độ ưu việt trong các chương trình đảm bảo chất lượng sản phẩm . Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ kiểm định và chứng nhận cho vật liệu/ sản phẩm tiếp xúc thực phẩm của TÜV Rheinland.

 

Liên hệ ngay

Chủ đề: Tiếp xúc với thực phẩm, An toàn