TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Tiếp cận thị trường - Kỳ 2: Nhật Bản

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 08/06/18 11:00

Market Access Japan 1Doanh nghiệp đang có nhu cầu tiếp cận thị trường Nhật Bản? Nhật Bản đã có một giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong vòng 3 thập kỷ để trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong những nước sản xuất công nghiệp tiên tiến lớn nhất thế giới về các sản phẩm như ô tô, xe máy, trang thiết bị điện tử, công cụ máy, thép, kim loại màu, tàu thuyền, hóa chất, vải sợi và thực phẩm chế biến.

 

Những điều cần biết khi tiếp cận thị trường Nhật Bản

Japan TUEVRL-37441lowNhật Bản có thể là một thị trường đầy thách thức đối với các nhà sản xuất. Nhiều nhà sản xuất mặc dù đã quen thuộc với các quy định của châu Âu vẫn gặp các khó khăn với các quy định của Nhật Bản. Giống như tiếp cận với các quốc gia khác, doanh nghiệp cần phải  tìm hiểu các quy định của Nhật Bản càng nhiều càng tốt. Chương trình chứng nhận của Nhật Bản khác với hầu hết các quốc gia khác, đặc biệt là so với các yêu cầu của châu Âu hay Hoa Kỳ. Vì Nhật Bản có nhiều chương trình chứng nhận khác nhau, doanh nghiệp nên liên hệ với người đại diện hay các công ty cung cấp dịch vụ để đảm bảo rằng sản phẩm của mình nằm trong phạm vi của chương trình chứng nhận nào. Nếu sản phẩm nằm trong phạm vi một chương trình chứng nhận, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ  cung cấp những thông tin phù hợp nhất để thực hiện quy trình chứng nhận.

Có 02 cơ quan quản lý quy chế mà doanh nghiệp cần phải biết:

1. METI (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) 
METI có thẩm quyền đối với chính sách chung, kể cả các chính sách công nghiệp/thương mại của Nhật Bản, an toàn năng lượng, sáng kiến “Nhật Bản thú vị” (với mục đích thúc đẩy "các ngành công nghiệp sáng tạo" của Nhật Bản ra nước ngoài), v.v… METI được xem là cơ quan có môi trường làm việc thoáng; các viên chức METI nổi tiếng là những người có năng lực làm việc vượt trội.

2. MIC (Bộ Nội vụ và Truyền thông)
MIC giám sát quá trình thực thi Radio Law, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các thiết bị radio và tránh các yếu tố gây nhiễu. Nếu sản phẩm có sóng vô tuyến, doanh nghiệp  cần có giấy chứng nhận đã kiểm tra sóng vô tuyến của Nhật Bản. TUV Rheinland có thể cung cấp các dịch vụ thử nghiệm và báo cáo, giúp khách hàng không phải chuyển mẫu ra nước ngoài.

 

 Dịch vụ Tiếp cận thị trường

 

Quy định an toàn tại Nhật Bản

Luật DENAN của Nhật Bản phân tất cả các sản phẩm vào nhóm A, B và nhóm những hạng mục nằm ngoài phạm vi. Các doanh nghiệp nên xác nhận với người thực hiện việc chứng nhận xem sản phẩm của mình được phân loại vào nhóm nào.
Với Nhóm A, khách hàng sẽ cần phải có “Giấy chứng nhận hợp quy” được cấp bởi một tổ chức chứng nhận đã đăng ký (RCAB) và được METI ủy quyền. Sản phẩm thuộc Nhóm A có thể là các thiết bị chuyển dòng điện hay các thiết bị phân phối điện năng (PDUs). Nếu sản phẩm thuộc Nhóm A theo luật DENAN, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thực hiện đánh giá nhà máy theo yêu cầu của  DENAN.
Với Nhóm B, không cần thiết phải có giấy chứng nhận hợp quy tuy nhiên phải tuân thủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật theo quy định. Nhà sản xuất có thể tự kiểm tra và đánh giá. Doanh nghiệp cũng phải lưu ý rằng các sai khác của tiêu chuẩn Nhật Bản phải được đề cập trong báo cáo thử nghiệm (CB).

 

TR_Market Access to Japan

 

Khuyến nghị cho doanh nghiệp

Hãy liên hệ một phòng thử nghiệm và/hoặc một tổ chức chứng nhận có uy tín, có khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Tiến độ, giá cả và dịch vụ khách hàng là các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn dịch vụ tiếp cận thị trường Nhật Bản.

TÜV Rheinland là phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận được công nhận trong lĩnh vực an toàn điện và vô tuyến điện. Trên toàn cầu, TUV Rheinland sở hữu 4 tổ chức Đánh giá sự phù hợp đã đăng ký (RCAB) với phạm vi sản phẩm bao quát hơn và có khả năng cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để có giải pháp tốt nhất dành cho doanh nghiệp.

 

Tài liệu tham khảo về Tiếp cận thị trường      Liên hệ ngay

 

Chủ đề: Tiếp cận thị trường, MAS