TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Yêu cầu tuân thủ pháp lý khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 24/04/20 09:00

Cho dù mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi là gì, thì doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên và hệ thống của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần gia tăng sự tin cậy của khách hàng bằng cách vận hành những hệ thống quản lý như chất lượng, môi trường, an toàn sức khỏe và nghề nghiệp, năng lượng và công nghệ thông tin.

 

TUEVRL-9108med

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao sự tin cậy về tính an toàn và chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu luật định, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng năng suất, đẩy mạnh khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

Theo khảo sát mới nhất của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), năm 2018 Việt Nam có 3,774 chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, 1.449 chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 (1). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ISO 45001 (2)) nhằm cải thiện sự an toàn của nhân viên, giảm rủi ro nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc tốt hơn, an toàn hơn. 

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã gặp nhiều khó khăn khi các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và môi trường đã trải qua giai đoạn chuyển đổi phiên bản từ năm 2015 - 2018. Riêng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng đã được quốc tế hóa với việc công bố tiêu chuẩn ISO 45001 vào tháng 3/2018 và doanh nghiệp sẽ có thời hạn 3 năm để chuyển đổi. Ngoài việc làm quen với các khái niệm và yêu cầu mới, cập nhật tài liệu và quy trình, doanh nghiệp còn đối diện với các thách thức từ yêu cầu tuân thủ pháp lý của nước sở tại của tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 45001.

Các yêu cầu pháp lý liên quan đến hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001:2015)

ISO 14001 với các yêu cầu cho một hệ thống quản lý môi trường giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và giảm lãng phí, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh. Hệ thống quản lý môi trường giúp doanh nghiệp xác định, quản lý, theo dõi và kiểm soát các vấn đề môi trường một cách toàn diện. ISO 14001 phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề.

Tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp xem xét tất cả các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như ô nhiễm không khí, nước và các vấn đề nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, giảm thiểu biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

Các yêu cầu pháp lý liên quan đến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (ISO 45001:2018)

Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động ISO 45001 bao gồm đầy đủ các yêu cầu quản lý cụ thể. Doanh nghiệp có thể xác định và phân tích mối nguy tiềm ẩn và đánh giá
các rủi ro liên quan, sau đó sử dụng những thông tin này để làm cơ sở để thiết kế và lập kế hoạch cho các mục tiêu và chương trình để tăng cường sự an toàn của nhân viên. Bằng cách xác định trách nhiệm và đào tạo cho lực lượng lao động của mình, doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa và trang bị cho mình những kiến thức để xử lý bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp phải loại bỏ các mối nguy hiểm và giảm thiểu rủi ro an toàn và sức khỏe bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hiệu quả. Doanh nghiệp phải chú trọng đến các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người lao động.

Thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp

Việc đáp ứng yêu cầu pháp lý cũng như yêu cầu đánh giá sự tuân thủ là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý nhằm đáp ứng ISO 14001:2015 & ISO 45001:2018. Doanh nghiệp thường phải thông qua công báo, dựa vào các trang thông tin của các bộ/sở/ngành liên quan, thông tin với đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý hữu quan, đơn vị tư vấn luật v.v. để cập nhật thông tin. Tuy nhiên, yêu cầu pháp lý lại đa dạng theo nhiều lĩnh vực và liên tục được cập nhật mà lực lượng cán bộ chuyên trách cũng có giới hạn nên doanh nghiệp gặp rủi ro trong việc cập nhật và tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

Với đội ngũ đánh giá viên giàu kinh nghiệm, TÜV Rheinland thường xuyên cập nhật thông tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp lý thích hợp liên quan đến các khía cạnh môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp cần phải xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cập nhật những yêu cầu luật định đặc thù riêng cho các ngành nghề như dệt may, da giày, điện & điện tử, công nghệ thông tin v.v.

Liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn cụ thể cho quý doanh nghiệp.

Tải tài liệu yêu cầu pháp lý (Cập nhật đến tháng 4/2020)  Liên hệ ngay

 

 

Chủ đề: Hệ thống quản lý, Hệ thống quản lý chất lượng, Hệ thống quản lý môi trường