TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Xây dựng một tương lai không chất độc hại với Chương trình ZDHC và DETOX

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 03/12/19 13:45

Các xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang

20180125-IMG_5782-Edit-1 Chuyên gia: Ata Bayraktar, Trưởng phòng Kinh doanh Softlines, TÜV Rheinland Thổ Nhĩ Kỳ

 

Phát triển bền vững trong ngành thời trang là một vấn đề liên quan đến rất nhiều ngành nghề và đòi hỏi các đội ngũ chuyên trách đa chức năng, các mạng lưới cộng tác, quá trình xây dựng năng lực cũng như xử lý và hình thành các chuỗi giá trị. 

Cần thực hiện một quá trình phân tích tổng quát để xác định vai trò của các bên trong chuỗi cung ứng cũng như xem đào tạo là công cụ để truyền thông về việc thực hiện trách nhiệm trong suốt cả hệ thống. Các nhà mua hàng, với quyền lực về phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng, phải hiểu rất rõ về áp lực thương mại mà các nhà cung ứng của họ đang đối mặt, và vì thế họ phải hỗ trợ nhiều hơn để giúp các nhà cung ứng có cơ hội được đào tạo và trao quyền hành động.

Có một câu nói nổi tiếng của Ấn Độ là: “Khi tất cả cây cối đều bị chặt trụi, khi mọi con thú đều bị săn sạch, khi mọi nguồn nước đều bị ô nhiễm, khi toàn bộ không khí không còn an toàn để thở nữa, khi ấy bạn sẽ nhận ra rằng tiền bạc không thể giúp bạn duy trì sự sống còn.”

Thế giới này là của chúng ta và chúng ta phải hành động có trách nhiệm. Thách thức lớn đối với ngành dệt may là nâng cao nhận thức và hành động từ gốc để có được các giải pháp an toàn hơn nhằm giảm thiểu các mối nguy hại về hóa chất.  

Hướng đến tương lai

Để sẵn sàng cho tương lai, các công ty phải có tầm nhìn xa hơn và hành động phù hợp ngay lúc này. Ví dụ: chủ đề ngày hôm nay là chương trình ZDHC* & DETOX** trong ngành dệt may (với hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết vào năm 2020), nhưng chủ đề của ngày mai sẽ là gì?

Bất kể những thách thức trong tương lai là gì đi nữa, chìa khóa để đối mặt với chúng vẫn là chất lượng và trách nhiệm – trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và thế giới. Kiểm soát từng khía cạnh trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp có thể là tốn kém, nhưng người tiêu dùng sẽ ưu tiên tìm đến các doanh nghiệp thể hiện sự cam kết về trách nhiệm đối với một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai. 

*ZDHC là chữ viết tắt của chương trình Không xả thải các hóa chất nguy hiểm

** Chiến dịch DETOX –  Chiến dịch giảm thiểu tối đa các chất nguy hại cho môi trường, do Tổ chức Hòa bình Xanh phát động tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn ngành công nghiệp dệt may và thời trang tiếp tục làm nhiễm độc nguồn nước của thế giới bằng các hóa chất độc hại, khó phân hủy và có khả năng gây rối loạn nội tiết tố. Chương trình đặt ra thách thức cho các nhãn hiệu thời trang hàng đầu tiến hành thực hiện giải pháp thông qua quá trình làm việc với các nhà cung ứng để loại bỏ mọi loại hóa chất độc hại khỏi toàn bộ chuỗi cung ứng và vòng đời các sản phẩm của họ.

Những điều cần làm trong hiện tại

Trước tiên, họ cần phải có ý thức và sẵn sàng xây dựng hệ thống quản lý hóa chất an toàn và bền vững đang được áp dụng rộng rãi. Họ có thể hưởng lợi ích từ việc áp dụng thông lệ thực hành tốt nhất trong khu vực ngành nghề của mình (dệt may, da hay giày dép) và họ cần phải tập trung nhiều hơn cho mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, công nhân của mình cũng như môi trường chung.

Để áp dụng tốt các công cụ thực hiện của chương trình ZDHC, điều quan trọng là phải nâng cao ý thức và hành động theo hướng có trách nhiệm cũng như có sự hợp tác chặt chẽ với tất cả các cổ đông và đối tác của mọi doanh nghiệp trong ngành để cùng nhau thích ứng với sự thay đổi. Không có thương hiệu, nhà cung ứng hay doanh nghiệp đơn độc nào có thể thực hiện thành công sự thay đổi này.

Suốt thời gian qua, tôi vẫn hy vọng góp sức mình hỗ trợ cho quá trình tạo lập một hệ thống thông tin tư vấn phổ biến toàn cầu như một nguồn tri thức chia sẻ chung để mọi người có thể truy cập và đóng góp thông tin. Bởi lẽ không một cá nhân hay nguồn tri thức đơn lẻ nào có thể giải quyết, làm rõ toàn bộ chủ đề đang được bàn đến. “Chia sẻ một vấn đề là đã giải quyết được một nửa vấn đề ấy rồi”, vì thế trước tiên các doanh nghiệp cần phải hiểu biết sâu sắc các vấn đề của họ và phải xây dựng một cơ chế có khả năng đưa ra một giải pháp minh bạch. Điều quan trọng là cần phải đảm bảo rằng các sản phẩm an toàn được thực hiện ở một nơi làm việc lành mạnh trong điều kiện có các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều tôi thực sự muốn chia sẻ với các doanh nghiệp là không nên quá lo lắng về việc thiết lập và thực hiện các nghiên cứu về ngành cùng với các nhà cung ứng, đối tác hay đối thủ cạnh tranh chiến lược. Việc xác minh dữ liệu và thử nghiệm thông qua các phòng thử nghiệm độc lập cũng sẽ góp phần củng cố các kế hoạch hành động của tất cả các bên tham gia.

TÜV Rheinland luôn sẵn sàng để hỗ trợ

Trước tiên và trên hết, TÜV Rheinland có mạng lưới dịch vụ toàn cầu với đội ngũ chuyên gia tận tâm, có nền tảng kiến thức chuyên sâu cũng như giàu kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động và tuân thủ theo các yêu cầu của chương trình ZDHC. Các chương trình cũng như sáng kiến về thử nghiệm và chứng nhận của chúng tôi cũng góp phần đem đến những giá trị và thông tin rõ ràng hơn về các khả năng có thể thực hiện để hỗ trợ ngành công nghiệp này trong quá trình làm việc cùng nhau để hướng đến mục đích tốt đẹp chung.

TÜV Rheinland đã đem đến rất nhiều lợi ích cho các bên hữu quan khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, nhà sản xuất nguyên vật liệu, nhãn hàng và nhà bán lẻ … trong quá trình cùng làm việc. Chúng tôi đi đầu trong quá trình hỗ trợ ngành hóa chất phát triển theo hướng bền vững bằng cách giúp các doanh nghiệp phát triển một chuỗi cung ứng minh bạch, đáng tin cậy nhằm hình thành của một cơ chế quản lý hóa chất hiệu quả. 

Không thể đánh giá mức độ an toàn của các hóa chất và sản phẩm trong ngành công nghiệp này nếu không tiến hành thử nghiệm đúng cách. Từ thử nghiệm hóa chất và sản phẩm, lấy mẫu và thử nghiệm nước thải, bùn thải cho đến xử lý dữ liệu của các nhà cung ứng, TÜV Rheinland hoàn toàn có thể hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may và da giày hoàn thiện quá trình quản lý hóa chất trong hoạt động sản xuất. Với các giải pháp và báo cáo của chúng tôi, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro trong suốt chuỗi cung ứng và đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn ngành nghề và các yêu cầu quy định của chương trình ZDHC.

Cam kết của chúng tôi về sự an toàn cho cộng đồng

Người tiêu dùng và cộng đồng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm đã được thử nghiệm, phù hợp với tiêu chuẩn và được chứng nhận. Việc thử nghiệm các sản phẩm tiêu dùng, nguyên vật liệu hay cấu kiện là một yêu cầu quy định cần thiết để đảm bảo chất lượng cho khách hàng cũng như đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Thử nghiệm có thể được thực hiện đối với nhiều loại nguyên vật liệu, sản phẩm, dòng sản phẩm, sản phẩm mẫu và các công đoạn khác nhau  của quá trình sản xuất. Từ việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm để phát triển bền vững, tuân thủ cơ chế quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo chất lượng cho đến xác minh các thông tin về quảng bá, TÜV Rheinland cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp linh động và hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình hình thành sản phẩm có chất lượng và độ an toàn cao hơn cho thị trường địa phương và toàn cầu.

Thông qua việc thực hiện các hệ thống quản lý môi trường toàn diện và phù hợp với yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ góp phần cải thiện điều kiện an sinh của cộng đồng. Bên cạnh việc kiểm soát các đầu ra ảnh hưởng đến môi trường như nước thải và bùn thải chưa được xử lý,  doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường tốt hơn bằng cách tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu quy định của chương trình ZDHC, cũng như sử dụng các loại hóa chất an toàn hơn trong quy trình sản xuất của mình. 

Thay đổi cho tương lai tốt đẹp hơn

Thời gian qua, các thương hiệu trong ngành dệt may không thể nào tránh khỏi áp lực tuân thủ sáng kiến chương trình ZDHC, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hiện có xu hướng nâng cao ý thức về cam kết thực hiện sáng kiến này, hướng đến năm 2020. Hầu hết các nhà cung ứng vẫn xem xét khả năng đầu tư vào tiến trình phát triển bền vững, nhưng việc thử nghiệm và chứng nhận lại là một trở ngại lớn do chi phí thực hiện cao, trong khi đó, một chuỗi cung ứng an toàn, sạch và minh bạch hơn đang trở thành yếu tố thiết yếu mang tính sống còn. Vì vậy, các nhà cung ứng nên xem xét đến những lợi ích dài hạn của việc tuân thủ yêu cầu của các sáng kiến này thay vì chỉ thỏa mãn lợi ích ngắn hạn của một số liên doanh hay cổ đông.

Ngành Thử nghiệm, Kiểm định và Chứng nhận (TIC), đặc biệt là TÜV Rheinland, đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng một tương lai xanh và, thông qua các chương trình của mình, chúng tôi luôn hỗ trợ cho mục tiêu kéo dài các vòng đời sản phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và mở rộng các dự án, công trình nghiên cứu và thành tựu của mình với tất cả các bên hữu quan, vượt ra khỏi mọi biên giới quốc gia trên phạm vi toàn cầu.

Liên hệ ngay             

Chủ đề: Quản lý hóa chất