TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thúc đẩy và chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 10/05/19 14:40

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thúc đẩy và chịu trách nhiệm đối với các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại doanh nghiệp của mình. Đó là điều mà Nelly Yong, Phó Giám đốc phụ trách dịch vụ Chứng nhận hệ thống quản lý tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, luôn tin tưởng.

45K_3

Nelly cũng là chuyên gia đánh giá nhiều tiêu chuẩn ISO khác nhau, bao gồm các lĩnh vực xe ô-tô, quản lý chất lượng và quản lý môi trường. Cô có nhiều kinh nghiệm về công tác đánh giá các bên thứ ba trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dưới đây là những điều cô chia sẻ về các xu hướng hiện nay và trong tương lai về tiêu chuẩn ISO 45001.

Các xu hướng hiện nay về lĩnh vực an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) là gì? Đặc biệt, các thay đổi chính trong tiêu chuẩn mới ISO 45001:2018?

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 1,1 triệu người đã chết do các vụ tai nạn nghề nghiệp hoặc các bệnh có liên quan đến công việc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trước vấn đề này, các chính phủ, người lao động và nhân viên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang gia tăng nỗ lực để ngăn chặn tai nạn và bệnh tật ở nơi làm việc.

Với xu hướng tiếp tục như thế này, tôi tin tưởng rằng ISO 45001 sẽ là tiêu chuẩn trọng tâm được nhiều tổ chức và doanh nghiệp áp dụng để thể hiện các cam kết hướng đến việc đảm bảo công tác quản lý sức khỏe và an toàn tại doanh nghiệp, cũng như trong chuỗi cung ứng của họ.

Những thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn ISO 45001 đó là sự thay đổi về quan điểm của bộ phận lãnh đạo cao nhất trong các doanh nghiệp. Đối với tiêu chuẩn ISO 45001, quyền sở hữu và cam kết của lãnh đạo đối với công tác an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) tại doanh nghiệp là điều thiết yếu đối với hiệu lực và sự tích hợp của tiêu chuẩn này trong môi trường làm việc. Tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu sự tích hợp OH&S vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo cao nhất phải có vai trò lãnh đạo cao hơn trong chương trình an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Trách nhiệm này không chỉ còn đặt trên vai của các chuyên viên phụ trách an toàn sức khỏe nghề nghiệp nữa. 

Thay vì vậy, lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng họ thực hiện phương pháp tiếp cận chủ động dựa trên rủi ro để nhận diện mọi rủi ro tiềm ẩn trước khi chúng có thể gây ra tai nạn và tổn thương cho người lao động. Tiến hành đánh giá, phân tích an toàn trong công việc và giám sát các điều kiện ở nơi làm việc là những phần việc thiết yếu để đảm bảo phương pháp tiếp cận chủ động theo quy định của tiêu chuẩn ISO 45001.

Các lợi ích từ việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

  • Thể hiện cam kết đối với công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với một chứng chỉ được quốc tế công nhận, đảm bảo gia tăng lợi thế cạnh tranh trước các bên có liên quan
  • Nâng cao nhận thức và sự tham gia của đội ngũ nhân viên về công tác an toàn lao động
  • Giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp nguy hiểm một cách có hệ thống
  • Ngăn chặn các tình huống đình trệ kinh doanh và thời gian ngừng việc không cần thiết
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, các cơ quan hữu quan và nhà đầu tư
  • Tự tin đã đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các quy định khác cần phải tuân thủ
  • Tiếp cận gần hơn và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO và các hệ thống kinh doanh khác, thống nhất thông điệp truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Làm thế nào các doanh nghiệp có thể hưởng được lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 để giảm thiểu rủi ro?

Nhiều công ty đa quốc gia đã bắt tay vào việc thực hiện các dự án chứng nhận nhiều tiêu chuẩn ISO tích hợp, bao gồm chứng nhận dành cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 và ISO 45001. Bởi vì ba tiêu chuẩn này đều có cấu trúc các điều khoản tương đồng với nhau, trong khi đó OHSAS 18001 không có cấu trúc như vậy.

Nhiều doanh nghiệp, bao gồm các công ty đa quốc gia (MNC) trong ngành điện tử  tại Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bắt đầu hưởng lợi từ việc tích hợp chứng nhận thay vì duy trì các tiêu chuẩn và nội dung quy định cần tuân thủ khác nhau.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các chứng nhận nhiều tiêu chuẩn ISO trong suốt chuỗi cung ứng của họ. Đây là một lợi thế rất lớn và là yếu tố tạo nên sự khác biệt chủ yếu đối với các công ty có sự cam kết mạnh mẽ từ phía lãnh đạo cao nhất.

Nhìn chung, chúng ta đang hướng đến tương lai về đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp với sự tham gia của lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp, không chỉ giới hạn trong phạm vi chuyên viên phụ trách vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Việc thực hiện có hệ thống theo phương pháp tiếp cận chủ động dựa trên rủi ro sẽ là cách tiếp cận tốt nhất để loại trừ các tai nạn và thương tổn xảy ra ở nơi làm việc.

TÜV Rheinland là tổ chức chứng nhận được công nhận bởi DAkkS, cơ quan chứng nhận quốc gia của Đức. Sự công nhận này khẳng định chất lượng của các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp trong lĩnh vực chứng nhận theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế. Chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu của khách hàng về chứng nhận theo các tiêu chuẩn hiện hành. 

 Liên hệ ngay 

Chủ đề: chứng nhận hệ thống