TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Tối ưu hóa quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 10/08/19 16:01

Bảo vệ, duy trì sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc là điều kiện quan trọng nhất để hướng đến quy trình làm việc năng động và hiệu quả, cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Tiêu chuẩn ISO 45001 mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ thay thế OHSAS 18001, tiêu chuẩn trước đây về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và tai nạn tại nơi làm việc.

Blog-TUV-26Aug-Document Construction Site Safety-1-1

 

BS OHSAS 18001 do Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng là cơ sở cho tiêu chuẩn ISO 45001 mới. Ủy ban Dự án PC 283 283 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã nhận được đề xuất từ ​​BSI vào tháng 3 năm 2013 về một tiêu chuẩn quốc tế mới, hiện đã được công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.

Cấu trúc các điều khoản tốt hơn, hệ thống hơn

Tiêu chuẩn mới này chú trọng công tác phòng tránh để đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như tăng cường trách nhiệm và sự tham gia tích cực của các cấp quản lý. Cấu trúc các điều khoản của tiêu chuẩn cho phép dễ dàng tích hợp vào các hệ thống quản lý đã được triển khai trước đó và tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp.

So sánh với OHSAS, ISO 45001 có những điểm mới sau:

  • Cấu trúc đồng nhất cùng các định nghĩa và thuật ngữ nhất quán chính là nền tảng để xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đơn giản
  • Tập trung vào bối cảnh của tổ chức và nhận diện rủi ro
  • Các yêu cầu quy định cũng áp dụng đối với các bên không phải là nhân viên của doanh nghiệp như nhà thầu phụ và nhà cung cấp
  • Hướng dẫn tuân thủ luật định và quy định ở tất cả các giai đoạn theo mô hình “Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra – Cải tiến” (Mô hình PDCA)
  • Sự tham gia tích cực của các cấp quản lý

Hãy xem những thông tin quan trọng nhất trong bảng tóm tắt dưới đây

TRV_Blog_ISO 45001_02

Hiện tại, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì các chứng chỉ OHSAS 18001. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp nên làm quen với các yêu cầu của ISO 45001, vì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi sang phiên bản mới của tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp này trước tháng 3 năm 2021.

Tự tin hơn với quy trình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được quy định rõ theo tiêu chuẩn ISO 45001

trv_blog_iso-45001_01_core_1_x

Bằng cách tuân theo một tiêu chuẩn có hệ thống về bảo vệ an toàn & sức khỏe nghề nghiệp như ISO 45001, doanh nghiệp có thể xác định được nguy cơ rủi ro để có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu.

Bằng cách chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể số vụ tai nạn lao động dù doanh nghiệp thuộc ngành nghề hoặc quy mô nào và đồng thời doanh nghiệp cũng đảm bảo tuân thủ được các yêu cầu pháp lý tại địa phương. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không chỉ gia tăng sự tự tin cho nhân viên, mà còn nâng cao uy tín đối với khách hàng, đối tác kinh doanh và các cơ quan nhà nước. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh có giá trị cho chính doanh nghiệp.

Các chuyên gia của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm đánh giá các hệ thống quản lý nói chung và đánh giá tính hiệu quả và bền vững trong lĩnh vực bảo vệ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nói riêng. Chúng tôi sẽ đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001. Nếu đã được chứng nhận theo OHSAS 18001, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện và chuyển đổi theo các yêu cầu mới của ISO 45001.

Giai đoạn chuyển tiếp từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 hiện tại sang ISO 45001 là ba năm, vì vậy việc chuyển đổi phải được hoàn thành vào tháng 3 năm 2021. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu theo tiêu chuẩn mới để việc chuyển đổi được suôn sẻ hơn.

Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc hoặc tìm hiểu thêm về chứng nhận quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Liên hệ ngay

Chủ đề: chứng nhận hệ thống