TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

TÜV Rheinland: Sẵn sàng ứng phó với đại dịch nhờ hệ thống đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 28/01/21 15:00

Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh Corona

 

Foto Shutter-BShutterstock-jpg

Với hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trước những thách thức mà đại dịch Corona mang lại. Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp - ISO 45001 - cung cấp một phương thức tiếp cận nhanh hơn và có hệ thống hơn trong vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc trước cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên, khách hàng, nhà thầu và khách đến liên hệ công tác sẽ được bảo vệ tốt hơn. Bà Anja Oels, người phụ trách về tiêu chuẩn ISO 45001 tại TÜV Rheinland, cho biết: "Tiêu chuẩn ISO 45001 không chủ định nhằm đối phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên tiêu chuẩn đã tạo ra một cơ sở vững chắc để đối phó với cuộc khủng hoảng này".

Vai trò quan trọng của đào tạo và truyền thông

Để một hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn ISO 45001 thì các doanh nghiệp phải tuân thủ một số điều kiện, chẳng hạn như có đủ nguồn lực, nhân viên được đào tạo bài bản và quy trình truyền thông hiệu quả. Bà Oels cho biết: "Điều này có giá trị vô cùng to lớn trong đại dịch." "Hoạt động đào tạo có mục tiêu về chủ đề liên quan đến đại dịch và tuyên truyền biện pháp phòng chống có thể được triển khai một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu đã có sẵn các công cụ và quy trình truyền thông thích hợp, cũng như đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản". Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 45001 cũng quy định công tác tuyên truyền về các vấn đề an toàn lao động với các nhà thầu, khách đến liên hệ công tác và các bên liên quan khác – yếu tố không thể thiếu làm cơ sở triển khai các hành động phòng ngừa trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona.

Ngoài ra, ISO 45001 yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc theo các điều khoản về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Họ cần phải xác định đâu là những bên liên quan đến các vấn đề an toàn lao động - ví dụ như cơ quan chức năng, đại diện nhân viên hoặc nhà thầu phụ. Bằng cách này, nếu đã triển khai hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001, họ cũng đã thường xuyên trao đổi thông tin với các bên nên có thể bám sát và xử lý vấn đề trong các trường hợp đặc biệt.

Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm vấn đề bảo vệ sức khỏe

Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng yêu cầu quản lý cấp cao phải tham gia và chịu trách nhiệm về vấn đề bảo vệ sức khỏe cho nhân viên. Anja Oels nói: "Cam kết của ban lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong tình trạng khủng hoảng này." "Ban lãnh đạo cần phải đảm bảo sức khỏe của nhân viên và tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý bài bản này đã giúp ban lãnh đạo nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của họ."

Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng rất chú trọng đến sự tham gia của nhân viên. Do đó, doanh nghiệp luôn có các cơ chế tham gia phù hợp trong vấn đề an toàn lao động. Các cơ chế này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các biện pháp mà nhân viên của họ ủng hộ trong đại dịch. Bên cạnh đó, nhờ triển khai tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp sẽ xác định chính xác trách nhiệm của từng vị trí đối với các nhiệm vụ bảo đảm an toàn lao động. Bà Oels cho biết: "Tiêu chuẩn này cho phép ứng phó nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian tranh luận về vấn đề năng lực".

Để biết thêm thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 và những lợi ích của hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được chứng nhận, vui lòng truy cập http://tuv.li/1e7M

Liên hệ ngay

Chủ đề: Hệ thống quản lý, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp