TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

TÜV Rheinland giúp công ty bạn thâm nhập thị trường Indonesia thông qua chứng nhận sản phẩm SNI

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 19/06/19 08:00

Là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Indonesia (một thành viên trong nhóm G20) bao gồm khoảng mười bảy nghìn đảo trải dọc theo đường xích đạo. Đóng góp chính cho nền kinh tế sôi động này là các ngành sản xuất và chế biến, chiếm khoảng 24.3% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Indonesia. Một số ngành công nghiệp chính khác có thể kể đến công nghiệp thực phẩm, đồ uống, máy móc, phụ tùng, hoá chất và dệt may.

B57I0737_resize-1

Đối với một quốc gia đông dân, nhiều cơ hội đầu tư và số lượng lớn các sản phẩm cần được quản lý, quy trình chứng nhận SNI (Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia) đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định mức độ an toàn của sản phẩm. Việc thiết lập quy trình này tuân theo Quy chế thực hành tốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bao gồm các yếu tố công khai, minh bạch, đồng thuận và công bằng, hiệu quả và phù hợp, gắn kết và phát triển.

Việc gắn dấu SNI lên bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào là một dấu hiệu cho biết rằng sản phẩm/dịch vụ này đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn để được phép bán tại thị trường Indonesia. Để đạt được mục tiêu này, các bộ ngành có liên quan đã quy định rõ những sản phẩm nào bắt buộc phải có chứng nhận SNI.

Có hai dạng chứng nhận SNI điển hình tại Indonesia là: chứng nhận bắt buộc và chứng nhận tự nguyện. Đối với các sản phẩm thuộc danh mục chứng nhận SNI bắt buộc, việc chứng nhận phải được hoàn tất trước khi các sản phẩm có thể được nhập khẩu hay bán ở Indonesia. Chỉ trong năm 2018, đã có 197 sản phẩm được quy định là bắt buộc phải có chứng nhận SNI.

Làm thế nào để nộp đơn xin chứng nhận SNI cho sản phẩm?

Để đạt được chứng nhận SNI cho sản phẩm, một nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu phải trải qua quá trình thử nghiệm sản phẩm và đánh giá tuân thủ tại nhà máy sản xuất. Tổ chức chứng nhận sản phẩm sẽ thực hiện các quy trình này.

Chỉ có các Tổ chức chứng nhận sản phẩm được  công nhận bởi Ủy ban Chứng nhận Quốc gia (KAN) và được chỉ định bởi các bộ ngành có liên quan mới có quyền thực hiện các quy trình chứng nhận SNI hay cấp giấy chứng nhận SNI. TÜV Rheinland Indonesia (LsPr-026-IDN) đã được chỉ định cho các hoạt động chứng nhận đối với 104 chủng loại sản phẩm: thực phẩm & đồ uống, cao su và các loại nhựa, điện – điện tử, viễn thông, đồ gia dụng, thiết bị thể thao và giải trí, v.v…

Dưới đây là ba bước cần thực hiện để đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn SNI:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu nộp hồ sơ cho TÜV Rheinland Indonesia với các hồ sơ chứng từ cần thiết như đơn đăng ký chứng nhận, bảng câu hỏi đã điền đầy đủ và kèm theo các văn bản sau:

  • Giấy phép kinh doanh của nhà đại diện tại Indonesia
  • Giấy đăng ký hay giấy chứng nhận thương hiệu do Tổng Cục Sở hữu Trí tuệ Indonesia cấp
  • Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực hoặc tương đương
  • Sổ tay chất lượng và sơ đồ quản lý chất lượng

TÜV Rheinland Indonesia thực hiện công tác xem xét tính đầy đủ và thích hợp của đơn đăng ký trước khi chuyển sang bước đánh giá kế tiếp.

Bước 2: Đánh giá

Đánh giá nhà máy lần đầu bao gồm đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá kỹ thuật do chuyên gia đánh giá của TÜV Rheinland Indonesia thực hiện tại các nhà máy của doanh nghiệp. Cũng ở bước này, chuyên gia đánh giá sẽ rút mẫu để gửi đi thử nghiệm tại phòng lab của TUV Rheinland hoặc các phòng lab đối tác.

Sản phẩm cũng sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên từ nhà sản xuất và/hay trên thị trường để phục vụ cho mục đích thử nghiệm giám sát lại.

Sau đó, các chuyên gia sẽ tiến hành xem xét báo cáo kỹ thuật, bao gồm báo cáo đánh giá nhà máy, báo cáo thử nghiệm và các hồ sơ kỹ thuật, chứng từ hỗ trợ khác trước khi chuyển sang bước kế tiếp.

Bước 3: Quyết định của Tổ chức chứng nhận sản phẩm (LSPro)

Khi doanh nghiệp chứng minh được rằng các sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn SNI tương ứng và hoàn thành các thủ tục chứng nhận, Tổ chức chứng nhận sản phẩm (LSPro) là TÜV Rheinland Indonesia sẽ cấp một giấy chứng nhận SPPT SNI (Giấy chứng nhận sản phẩm dành cho việc sử dụng các biểu tượng SNI).

Hình thức chứng nhận SNI:

Để tiến hành quy trình chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn SNI, Tổ chức chứng nhận sản phẩm (LSPro) nên xác định hình thức chứng nhận dựa trên chủng loại sản phẩm. Hình thức chứng nhận bao gồm các thủ tục, quy định và cơ chế cần thiết để thực hiện chứng nhận cho sản phẩm. Lưu trình này thường là: lựa chọn, xác định, xem xét, quyết định; và chứng nhận.

Có hai hình thức chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn SNI cần lưu ý – xem sơ đồ bên dưới:

Phương thức 1b

1b_VI

Phương thức 5

5_VI

Để hiểu rõ hơn về quy trình chứng nhận theo tiêu chuẩn SNI, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm cho doanh nghiệp.

 

 

Chủ đề: Tiếp cận thị trường