TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Trên hành trình vươn đến mục tiêu không còn chất độc hại

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 29/01/18 15:41

channel-1692671_1920.jpgNước uống bị ô nhiễm, các chất độc hại trong không khí – quá trình sản xuất các sản phẩm dệt và giày dép với giá thành thấp đang hủy hoại môi trường và sức khỏe của con người. Ngành công nghiệp dệt đã bắt đầu hành động vì mục tiêu không còn chất độc hại“Hãy cung cấp trang phục không độc hại!” – Tổ chức Hòa bình Xanh đã đưa ra thông điệp này cho các nhãn hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang vào năm 2011. Tổ chức phi chính phủ (NGO) này đã kiểm tra mức ô nhiễm của các dòng sông tại Trung Quốc do ngành dệt gây ra để soạn thảo bản báo cáo “Ngành công nghiệp ô nhiễm” và đưa ra một kết luận đáng giật mình: Các nhà hóa học đã chứng minh sự tồn tại của phẩm nhuộm azo, các kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm độc hại khác trong nước sông.

Trong một thông cáo báo chí, tổ chức môi trường này cũng tuyên bố rằng: “Các hóa chất hữu cơ như nonylphenol và các chất perfluorinated đã được phát hiện – chúng ảnh hưởng đến kích thích tố (hormone) và có thể phát tán theo chuỗi thức ăn.” Các sự việc này dẫn đến cuộc vận động “Không chất độc hại” rầm rộ của Tổ chức Hòa bình Xanh là điều tất yếu đối với ngành công nghiệp dệt.

Trước khi cuộc vận động “Không chất độc hại” diễn ra, ngành công nghiệp dệt đã từng có nhiều nỗ lực trong việc tránh sử dụng các chất độc hại trong công đoạn nhuộm quần áo và chống thấm nước các loại veston và giày dép. Tuy vậy, hiện nay các nhãn hiệu Adidas, Nike, H&M cũng như Victoria’s Secret đang hướng đến bước chuyển biến lớn hơn dưới áp lực của giới truyền thông. Các tập đoàn khổng lồ trong ngành công nghiệp này đã đưa ra một cam kết với mục tiêu loại trừ mọi hóa chất nguy hại từ quá trình sản xuất vải sợi và giày dép vào năm 2020. Trong thời gian này, khoảng 80 công ty trong ngành công nghiệp đã cam kết đáp ứng cuộc vận động “Không chất độc hại”.

 

Giải pháp duy nhất

Chuỗi cung ứng trong ngành thời trang là một mạng lưới phức tạp bao gồm các nhà cung ứng khác nhau trong các lĩnh vực hóa chất, sản xuất hàng hóa toàn cầu, phát triển vật liệu tổng hợp, cơ sở dệt, nhuộm, hoàn thiện vải sợi – và bản thân các nhà sản xuất ra thành phẩm. Truy xuất toàn bộ chuỗi sản xuất từ nhà sản xuất thành phẩm cho đến tận nhà sản xuất nguyên vật liệu là công việc cực kỳ khó khăn!

TÜV Rheinland đã cung cấp các giải pháp cho chương trình “Không chất độc hại” từ tháng 07 năm 2016 cho đến nay. Đó là một giải pháp trọn gói, theo đó, đội ngũ chuyên gia của TÜV Rheinland đánh giá tất cả các giai đoạn có liên quan của chuỗi cung ứng; các nhân viên sẽ được đào tạo kỹ thuật và đánh giá để ghi nhận bất kỳ sự cải tiến nào. Và mục tiêu hướng đến là quốc tế, bởi vì các nhãn hàng/nhà bán lẻ cũng hoạt động tại các quốc gia đang phát triển.

Chúng tôi đang hỗ trợ các nhà sản xuất và các nhà cung ứng loại bỏ các hóa chất nguy hiểm khỏi quá trình sản xuất. Rakesh Vazirani, quản lý dự án tại Hong Kong với đội ngũ chuyên gia toàn cầu, cho biết: “Chúng tôi dành cho khách hàng dịch vụ trọn gói phù hợp, từ kiểm định nước thải và các nguyên vật liệu cho đến kiểm tra thành phẩm.” Ví dụ, nếu kết quả kiểm định nước thải tại cơ sở của khách hàng cho thấy kết quả chưa đạt yêu cầu, buổi đào tạo kế tiếp sẽ tập trung vào các biện pháp cải thiện khả thi. “Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương, cũng như kết hợp trong chuỗi cung ứng.” Quản lý Dự án Vazirani giải thích như thế.

Đối với ngành công nghiệp dệt tại Việt Nam, cho đến nay, TÜV Rheinland đã cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo và kiểm định cho 20 nhà cung ứng.

On the road to zero_VI.jpg

 

Tải tài liệu tham khảo về chuỗi cung ứng

 

Hướng về tương lai

Ngành công nghiệp ngoài trời đang phát triển dưới sự giám sát không ngừng gia tăng từ các nhà hoạt động môi trường. Đại diện của Tổ chức Hòa bình Xanh đã phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của các hợp chất per-fluorinated (PFCs) trong các hồ nước và tuyết tại các dãy núi Himalya, Andes và thậm chí trên dãy Altai ở miền Nam Siberia – các hóa chất per-fluorinated and poly-fluorinated được sử dụng để sản xuất quần áo veston chống thấm nước và chống bụi. Các chất này có thể tổn hại khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch của con người, cũng như dẫn đến các bệnh có liên quan đến tuyến giáp. Hơn nữa, chúng tồn tại rất lâu và thường được sử dụng để nhuộm các loại vải sợi.

Thậm chí Tổ chức Hòa bình Xanh đã phát hiện thấy các chất PFC trong không khí tại các cửa hàng ngoài trời. “Vấn đề không chỉ liên quan đến các quốc gia sản xuất sản phẩm mà còn liên quan đến các quốc gia tiêu thụ sản phẩm – hiện nay mọi người đều biết rõ điều đó…” Nhà quản lý Vazirani, chuyên gia của TÜV Rheinland, xác nhận. Ông cũng cho rằng các công ty cần phải tôn trọng chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất. Điều quan trọng hiện nay không chỉ là có được quy trình sản xuất “sạch” mà còn phải tránh các vấn đề về lao động và xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống.

Hiện nay, ngành công nghiệp dệt cũng cần phải có tư duy hướng về tương lai. Rất nhiều sản phẩm quần áo đang có giá  thực sự rẻ – chỉ dùng để mặc một vài lần rồi bỏ đi hoặc được thu gom và chuyển đến các quốc gia tại châu Phi hay Nam Mỹ, một số được đưa vào thị trường tái sử dụng và hầu hết đều kết thúc tại các bãi rác. Nhưng chúng không phải là các sản phẩm có thể bị phân hủy sinh học. “Chúng ta sẽ phải đối mặt vấn đề này và chịu trách nhiệm trước con cái của chúng ta trong tương lai,” Quản lý Vazirani nhận định

 

Mạng lưới quốc tế

Các lĩnh vực chứng nhận hệ thống, đào tạo  - chăm sóc cuộc sống và sản phẩm (Softlines) trên toàn cầu đã phối hợp chặt chẽ với nhau để phục vụ cho chương trình “Không chất độc hại” của TÜV Rheinland kể từ tháng 10 năm 2015. Hiện nay, có khoảng 40 nhân viên tại Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ấn Độ và Đức đang tham gia vào dự án.

Đây là một dự án có ý nghĩa quan trọng và sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới. Không chỉ dừng lại ở đó, TÜV Rheinland là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc đặt ra vấn đề và tham gia thiết lập các tiêu chuẩn cho tương lai. Hướng dẫn xử lý nước thải đầu tiên áp dụng trên toàn cầu dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, và và hướng dẫn đánh giá sẽ hoàn thành vàođầu năm 2017.

TÜV Rheinland đóng góp cho cả hai dự án này. “Chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo,” Quản lý Vazirani cho biết. Tổ chức Hòa bình Xanh đang theo dõi sát sao ngành công nghiệp dệt. Thông qua chương trình “Trình diễn thời trang không độc hại” trực tuyến, tổ chức phi chính phủ này công bố các nhãn hiệu đã và đang tạo ra các bước tiến triển phù hợp cũng như các nhãn hiệu còn ở lại phía sau trên con đường đạt đến mục tiêu “Nhà sản xuất xanh”. Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem trang web: www.tuv.com/detox

Để biết thêm thông tin về các giải pháp kiểm định sản phẩm, vui lòng truy cập website hoặc liên hệ để trao đổi trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi.

 

Quản lý hóa chất     Liên hệ ngay

 

Chủ đề: Dệt may và da giày, Quản lý hóa chất