TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Xu hướng và giải pháp cho doanh nghiệp

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 29/09/20 09:00

Năng lượng là yếu tố then chốt của mọi doanh nghiệp và tổ chức nhưng năng lượng luôn là một chi phí đáng kể đối với cả chính doanh nghiệp cũng như xét về khía cạnh môi trường. Chuyên gia của TÜV Rheinland Việt Nam đã có những chia sẻ về xu hướng cũng như giải pháp cho doanh nghiệp về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hoang Xuan Quang

Chuyên gia: Hoàng Xuân Quang

Trưởng bộ phận Chứng nhận hệ thống quản lý, TÜV Rheinland Việt Nam

Đánh giá viên trưởng cho các hệ thống ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, OHSAS 18001:2007, ISO 45001:2018, ISO 22000:2005/2018, ISO 50001:2011/2018, HACCP (CAC/RCP 1-1969)

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý

Đã thực hiện hơn 1.000 kỳ đánh giá cho doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề khác nhau

 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Theo anh, xu hướng mới nhất trong áp dụng tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp cần quan tâm trong thời gian tới là gì?

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp / nhà máy sản xuất. Đặc biệt các doanh nghiệp / nhà máy nằm trong danh mục tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Do vậy, hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 sẽ là một trong những tiêu chuẩn trọng tâm của chứng nhận hệ thống tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

 

Những thử thách đối với vấn đề sử dụng năng lượng mà Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt là gì?

Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện cao trong 2019-2020 và kéo dài tới 2022-2023. Nguy cơ không có dự phòng ở vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ là rất lớn.

Nguyên nhân gây thiếu điện là do điều kiện bất lợi thời tiết với tính cực đoan cao, các thuỷ điện không đủ tích nước, khiến Việt Nam đối mặt suy giảm thị trường năng lượng sơ cấp khi dự báo sẽ phải nhập 20 triệu tấn than vào 2020 và tăng lên 35 triệu tấn than vào 2035. Nguồn khí cũng không đủ phục vụ phát điện cho dự án ở Đông Nam Bộ.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực cũng vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (quy hoạch điện VII) điều chỉnh đến quý III.2019.

Các năm 2019-2020 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do hệ thống điện gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện.

Các năm 2021-2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỉ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỉ kWh (năm 2022), mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỉ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỉ kWh năm 2024 và 3,5 tỉ kWh năm 2025. (1)

 

Theo anh, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để quản lý việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp cũng như giảm tác động đến môi trường?

Để đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018.

Với hệ thống quản lý năng lượng được chứng nhận ISO 50001, doanh nghiệp sẽ cải thiện sự cân bằng năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Điều này dẫn đến tăng lợi nhuận và cải thiện lợi thế cạnh tranh thông qua chi phí năng lượng thấp hơn. Bằng cách xác định các tiềm năng tối ưu hóa, thành công của doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa thông qua việc giới thiệu các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới.

Cấu trúc Cấp cao (HLS) cung cấp một hướng dẫn để giúp doanh nghiệp thống nhất một cách tối ưu cấu trúc và các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và duy trì một số hệ thống quản lý và hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống quản lý tích hợp.

Chứng nhận ISO 50001 sẽ nâng cao nhận thức và động lực của nhân viên đối với việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, ghi nhận các nỗ lực cải thiện hiệu suất năng lượng và quảng bá thương hiệu tích cực của doanh nghiệp.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, TÜV Rheinland chính là đối tác lý tưởng để hỗ trợ doanh nghiệp về hệ thống quản lý năng lượng. Với sự đồng hành của TÜV Rheinland trong toàn bộ quá trình chứng nhận, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để thiết lập cải tiến bền vững hiệu quả năng lượng của mình.

 

Liên hệ ngay với chuyên gia của TÜV Rheinland để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

 

(1) Nguồn: https://www.vcci.com.vn/nguy-co-thieu-dien-tram-trong-trong-tuong-lai-nguon-nao-thay-the

Liên hệ ngay

Chủ đề: chứng nhận hệ thống