TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Quản lý chất lượng trong ngành ô tô

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 13/11/20 08:00

Các cơ quan, tổ chức liên quan đến ban hành tiêu chuẩn và quy định đã có sự chuẩn bị để ứng phó với tình hình thay đổi do đại dịch COVID-19. Các cơ quan này chú trọng đến những vấn đề sau: việc đánh giá và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp có thể được tiến hành trong những điều kiện nào? Đâu là cách thức áp dụng phù hợp để hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa đánh giá viên và nhân viên của doanh nghiệp cũng như bảo đảm an toàn trong tương tác?

 

TUEVRL-191007med

Các doanh nghiệp ngành ô tô có hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng chỉ IATF 16949 cũng đặt ra câu hỏi tương tự. Xét bối cảnh đại dịch COVID-19, một bộ quy tắc khác với thường lệ hiện đang được áp dụng cho các doanh nghiệp có chứng nhận IATF 16949 để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hiệu lực của chứng nhận mà không chịu bất cứ rủi ro tiềm ẩn nào từ COVID-19. Trong văn kiện sửa đổi ngày 17/07/2020, Hiệp hội Ô tô Thế giới (IATF) đã làm rõ hơn các điều kiện và quy định giúp việc đánh giá cho doanh nghiệp có thể được thực hiện ngay cả trong đại dịch COVID-19. Những quy định mới chủ yếu liên quan đến yêu cầu về thời gian, cụ thể là thời điểm mà các doanh nghiệp có thể bố trí thực hiện đánh giá giám sát định kỳ bắt buộc và đánh giá tái cấp chứng nhận. IATF đã gia hạn hiệu lực cho tất cả các chứng nhận phát hành trước ngày 27/03/2020 thêm 6 tháng và đây là cách thức được áp dụng trên toàn cầu. IATF cũng cho phép thực hiện giám sát đặc biệt, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

IATF 16949 dựa trên gia hạn và giám sát

Do đại dịch COVID-19, trong những trường hợp nhất định, có thể thực hiện đánh giá từ xa đối với một số tiêu chuẩn ISO thay vì tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp. “Mặt khác, tiêu chuẩn IATF 16949 đang tăng cường áp dụng kéo dài thời hạn và đánh giá rủi ro thông qua giám sát”- Ông Dinela Huch, Chuyên gia Quản lý chất lượng cho ngành ô tô tại TÜV Rheinland giải thích. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thêm thời gian cần thiết để bố trí thực hiện đánh giá giám sát định kỳ hàng năm trong chu kỳ chứng nhận của mình. Điều này đồng nghĩa rằng, do đại dịch COVID-19, một doanh nghiệp có thời hạn đánh giá giám sát định kỳ theo dự kiến là trước hoặc vào ngày 01/04 sẽ được hai lần gia hạn 90 ngày. Trong lần gia hạn 90 ngày thứ 2, chứng nhận đã hết hạn nhưng vẫn có hiệu lực.

Yêu cầu và quy trình theo dõi

Trong tổng cộng 180 ngày gia hạn, doanh nghiệp có thể sắp xếp đánh giá giám sát định kỳ do các tổ chức chứng nhận thực hiện hoặc thay vào đó là gửi yêu cầu giám sát. Giám sát là hình thức phân tích rủi ro với những tiêu chí cố định và được thực hiện từ xa thay vì ngay tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích này gắn với những điều kiện nhất định: doanh nghiệp hiện phải sản xuất phụ tùng hoặc sản phẩm ô tô cho khách hàng và tình hình kinh doanh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới mức không thể tiến hành đánh giá tại doanh nghiệp. Giám sát diễn ra không sớm hơn 30 ngày trước khi hết thời gian gia hạn 180 ngày và không muộn hơn 60 ngày sau khoảng thời gian này. Cần tối thiểu một ngày để hoàn tất giám sát và có thể yêu cầu thêm thời gian tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Giám sát hiện đang được áp dụng làm phương án thay thế cho đánh giá giám sát định kỳ hàng năm. Không áp dụng phương pháp giám sát này đối với các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tái cấp chứng chỉ sau 3 năm. Thay vì vậy, các doanh nghiệp đó sẽ được gia hạn thêm sáu tháng. Điều này chỉ áp dụng với những doanh nghiệp không thể thực hiện đánh giá trực tiếp do COVID-19.

"TÜV Rheinland sẵn sàng tiến hành giám sát. Nhưng cho đến nay, nhiều doanh nghiệp ô tô đang lựa chọn hoàn thành đánh giá giám sát định kỳ trước hạn chót hoặc nếu có thể, trong lần gia hạn 90 ngày đầu tiên nhưng không muộn hơn một thời điểm trong lần gia hạn 90 ngày thứ 2. Các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng yêu cầu giám sát tại thời điểm này”- Ông Daniela Huch nhận định. TÜV Rheinland đã xây dựng hướng dẫn đặc biệt về cách tiến hành đánh giá doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tối đa để có thể thực hiện đánh giá giám sát một cách thuận lợi và an toàn, trong đó bao gồm đánh giá tại doanh nghiệp. Bảo vệ khách hàng và nhân viên là ưu tiên hàng đầu. Ông Daniel Huch cũng chia sẻ rằng “Tuy nhiên, sự trao đổi tích cực giữa TÜV Rheinland và doanh nghiệp được đánh giá cũng không kém phần quan trọng. Thực hiện tốt việc tổ chức và sắp xếp cũng giúp hạn chế rủi ro đến mức tối đa”.

Liên hệ ngay 

Chủ đề: Hệ thống quản lý, Hệ thống quản lý chất lượng