TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dệt may Việt Nam

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 18/05/18 14:00

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT) được ban hành kèm theo Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công thương Việt Nam đã dời hiệu lực từ ngày 1/ 5/ 2018 sang ngày 1/ 1/ 2019. Theo quy định, mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong cách sản phẩm (SP) không được vượt quá các giới hạn sau:

  • 30mg/kg với đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi;
  • 75mg/kg với đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;
  • 300mg/kg cho SP không tiếp xúc trực tiếp với da.

Và mức giới hạn về hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.

Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp, theo một trong các hình thức: tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định.

Untitled-2-1

 

Tại sao cần giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may?

Kể từ năm 1978, các đặc tính gây ung thư của formaldehyde đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Năm 2006, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại formaldehyde là chất gây ung thư cho người. Năm 2016, nó lại được tái phân loại là chất gây ung thư cho người loại 1B, căn cứ theo Chỉ thị CLP (1272/2008) của châu Âu. Nó còn là chất gây mẫn cảm đã được xác định và có thể kích phát các phản ứng dị ứng ở những người mẫn cảm, được phân loại là chất gây mẫn cảm da loại 1. Ở người, formaldehyde được tổng hợp thành những lượng nhỏ và cơ thể con người đã hình thành cơ chế chuyển hóa một số nồng độ formaldehyde nhất định. Điều đó cho phép các chuyên gia về độc chất học xác định mức ngưỡng chịu đựng, nhưng formaldehyde có thể thâm nhập cơ thể người bằng rất nhiều cách, ví dụ như thông qua các sản phẩm đồ gỗ, vật liệu tiếp xúc thức ăn hay sản phẩm dệt may. Vì rất khó xác định tổng nồng độ của formaldehyde mà cơ thể con người bị phơi nhiễm trong cuộc sống hàng ngày, các giới hạn tiếp xúc đã được xác định theo hướng thận trọng với rủi ro mà con người có thể mắc phải.

Mối quan tâm chủ yếu đối với thuốc nhuộm azo chính là có khả năng gây ung thư tiềm ẩn khi tiếp xúc với da ở người lớn và trẻ em hoặc các sản phẩm chứa thuốc nhuộm đặc biệt có thể tiếp xúc qua đường miệng. Một số thuốc nhuộm azo chuyển hóa thành các amin thơm, bao gồm benzidine, một chất gây ung thư đã biết đến. Tiếp xúc ngoài da với thuốc nhuộm gốc benzidine có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với hàng dệt nhuộm và các sản phẩm da trong thời gian dài. Việc giải phóng các amin thơm gây ung thư càng trầm trọng hơn với xúc tác từ nhiệt độ cơ thể, mồ hôi và nước bọt. Năm 1999, Ủy ban khoa học châu Âu về độc tính, độc sinh thái và môi trường đã đánh giá nguy cơ ung thư gây ra bởi hàng dệt và da với một số thuốc nhuộm azo kết luận rằng, dù khả năng phơi nhiễm đối với người tiêu dùng có thể là “rất thấp”, nhưng cũng cần chú ý đến nguy cơ gây ung thư (1).

Cơ hội cho các sản phẩm dệt may Việt Nam

Các nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm sang EU có thể biết rằng chất nhuộm azo trong các sản phẩm dệt may và da thuộc có thể tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với da người đã bị hạn chế theo mục 43 của Phụ lục XVII trong Quy định REACH (EC) số 1907/2006. Và bây giờ QCVN 01: 2017 / BCT được áp dụng cho các sản phẩm bán tại thị trường Việt Nam. Việc thực hiện quy định mới này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ cho thị trường quốc tế mà còn cả sản phẩm cho thị trường trong nước.

Hiện nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người. Việc tuân thủ quy định là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường và khẳng định uy tín thương hiệu. Liên hệ với các chuyên gia tại TÜV Rheinland Việt Nam để tìm hiểu về các dịch vụ thử nghiệm hàng may mặc ngay hôm nay.

 

Liên hệ ngay   Tải tài liệu chuyên sâu về Formaldehyde    

 

(1) Nguồn: ACCC - khảo sát phân tích khả năng gây ung thư của các amin thơm trong các sản phẩm dệt nhuộm khi tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với da

Chủ đề: Dệt may, Dệt may và da giày