TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

OHSAS 18001: Tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hết hiệu lực vào năm 2021

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 07/05/19 08:00

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một phần quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Với một hệ thống quản lý được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp chứng minh được rằng đã thực hiện các biện pháp toàn diện để bảo vệ đội ngũ nhân viên của mình: "Đó không chỉ là vấn đề giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn. Hệ thống quản lý này cũng phục vụ cho quá trình cân nhắc các rủi ro trung hạn như tình trạng đau lưng do điều kiện lao động (ergonomics) yếu kém ở nơi làm việc hoặc các thiếu sót về mặt tổ chức và tình trạng căng thẳng có thể phát sinh" Anja Oels, một chuyên gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của TÜV Rheinland cho biết.

OHSAS 18001 Occupational health and safety standard expires in 2021

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001 giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có được sự chắc chắn hơn về mặt pháp lý, một hình ảnh tích cực hơn trong lòng đội ngũ nhân viên và gia tăng lợi thế cạnh tranh, khi ngày càng có nhiều khách hàng và đối tác kinh doanh quan tâm đến khía cạnh này.

Các yêu cầu này cũng áp dụng đối với các nhà thầu phụ

Tiêu chuẩn ISO 45001 đã có hiệu lực từ năm 2018 và đây là tiêu chuẩn kế thừa tiêu chuẩn OHSAS 18001. Đến năm 2021, các doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn mới ISO 45001. "Một tiêu chuẩn Anh quốc đã được quốc tế công nhận hiện đã và đang thực sự trở thành tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu chứng nhận này hiện đang rất cao," Oels nhận xét. Ngoài ra còn có nhiều đổi mới quan trọng. Ví dụ, hệ thống quản lý phải liên quan đến các nhà thầu phụ và nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng họ cũng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn.

Sự tham gia của đội ngũ nhân viên

Tiêu chuẩn ISO 45001 đặt trọng tâm rõ ràng hơn về sự cam kết tham gia của đội ngũ nhân viên. Họ phải tham gia nhiều hơn trước kia trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý. Họ không chỉ được thông báo về các biện pháp phù hợp mà còn có cơ hội tích cực đóng góp ý kiến của mình, ví dụ như khi xác định những khóa đào tạo về chủ đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cuối cùng, một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chỉ có hiệu lực nếu nó được hỗ trợ bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên có liên quan.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng trao đổi với các chuyên gia của chúng tôi ngay ngày hôm nay.

Liên hệ ngay

 

 

Chủ đề: chứng nhận hệ thống