TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Những điểm thay đổi mà doanh nghiệp thường gặp trong thực tiễn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mới?

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 05/07/19 08:00

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công bố vào ngày 12/03/2018. Đây là tiêu chuẩn thay thế cho BS OHSAS 18001:2007, tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trước đó. Tiêu chuẩn mới này nêu rõ yêu cầu đối với các quá trình liên quan tới an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời đưa ra hướng dẫn giúp thực hiện các yêu cầu này.

Blog-TUV-25June-ISO 45001_2018-1

Doanh nghiệp cần nắm được những thay đổi nào trong thực tiễn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp?

Những yêu cầu mới đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Tiêu chuẩn mới này chú trọng công tác phòng tránh để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Thông qua đó, các nguy cơ chấn thương, tai nạn hoặc bệnh tật trong lao động được giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng hướng tới việc tăng cường trách nhiệm và sự tham gia tích cực của các cấp quản lý. Nhờ có các quá trình và phương pháp quản lý phù hợp, việc tích hợp các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể được thực hiện ở tất cả các cấp trong công ty và được triển khai một cách bền vững.

Hơn nữa, sự tham gia của các nhân viên cùng với văn hóa về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Các quá trình diễn ra liên tục theo yêu cầu của ISO 45001:2018 sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để kiểm soát các mục tiêu, nhờ đó hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt được hiệu quả bền vững.

Sự thay đổi của tiêu chuẩn ISO 45001 trong thực tiễn: Đồng nhất với cấu trúc của các hệ thống quản lý

Cũng giống như tiêu chuẩn BS OHSAS 18001:2007 trước đó, tiêu chuẩn mới này được triển khai dựa trên Mô hình “Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra – Cải tiến” (Mô hình PDCA).

Tuy nhiên, thay đổi đáng kể ở đây là “Cấu trúc các điều khoản” sẽ giúp đảm bảo sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý. Cấu trúc này được áp dụng trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - hệ thống quản lý chất lượng hoặc trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - hệ thống quản lý môi trường.

Cấu trúc đồng nhất cùng các định nghĩa và thuật ngữ nhất quán chính là nền tảng để xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đơn giản.

Những thay đổi khác liên quan tới việc chủ động xem xét bối cảnh của tổ chức nhằm xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng, các bên quan tâm và những kỳ vọng của họ. Các nhân viên, nhà thầu phụ và nhà cung ứng hiện tại cũng nằm trong diện cần được xem xét.

Đồng thời, công tác phân tích rủi ro cũng được quan tâm chú trọng hơn, nhờ đó các cơ hội và rủi ro được xác định rõ, giúp nâng cao an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Mục tiêu của việc tích hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Có một số mục tiêu được đặt ra đối với việc tích hợp tiêu chuẩn mới cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Một mặt, phương pháp tiếp cận theo quy trình của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sẽ tạo điều kiện triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mang tính hiệu lực và toàn diện. Mục đích ở đây là tăng cường sự công nhận quốc tế, đặc biệt là từ các khách hàng và cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, quá trình tích hợp sẽ giúp cải thiện và xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho nhân viên và những nhân sự khác thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Ngoài ra, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ được cải tiến không ngừng dựa trên Mô hình PDCA.

Capture 1-1

Ưu điểm của việc tích hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Mục đích chủ yếu khi xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là đảm bảo an toàn và sức khỏe ở mức ổn định và trong tầm kiểm soát. Chính vì vậy,  doanh nghiệp có thể giúp cho nhân viên của mình tránh được các tai nạn, luôn luôn khỏe mạnh, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả công việc ngay cả trong những thời điểm đầy phức tạp và biến động.

Việc tích hợp tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đáng kể các chi phí. Bằng cách đưa vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào công tác quản lý, doanh nghiệp sẽ đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý, qua đó tăng cường tính hợp pháp.

Một ưu điểm khác mà tiêu chuẩn này mang lại đó là xây dựng hình ảnh uy tín cho doanh nghiệp nhờ vào tính minh bạch và hiệu quả bền vững của công tác đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bằng cách này, khách hàng, nhà cung ứng cùng các cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư có thể thấy rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể tạo thêm động lực cho các nhân viên của mình. Nhờ tham gia từ rất sớm, họ được phép đóng góp vào quá trình hoạch định và triển khai ngay từ khi bắt đầu.

Capture 2-3Các chuyên gia của TÜV Rheinland luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Liên hệ ngay

 

Chủ đề: chứng nhận hệ thống