TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Không khó để xây dựng một chiến lược nguyên vật liệu bền vững theo từng bước hướng dẫn

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 04/10/19 16:15

Doanh nghiệp có thể đạt được thành công đáng kể về phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu.

58928165_l

 

Isabelle Roger, Điều phối viên Chương trình quốc tế của Solidaridad về vật liệu bông đã tham gia một phiên thảo luận với chủ đề “Tại sao một chiến lược nguyên vật liệu bền vững lại quan trọng?” tại Hội nghị toàn cầu về tính bền vững của bông tại Thượng Hải diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 6. Phiên thảo luận có sự góp mặt của các chuyên gia về tính bền vững đến từ các doanh nghiệp thời trang quốc tế. Trên blog của mình, Isabelle tóm tắt lại các điểm quan trọng tại phiên thảo luận và qua đó đề cập các bước hướng dẫn để xây dựng một chiến lược nguyên vật liệu bền vững cho những doanh nghiệp trong ngành thời trang.

Hầu hết mọi người đều biết rằng ngành công nghiệp thời trang đang đối mặt với vô số thách thức của phát triển bền vững xuyên suốt chuỗi cung ứng dài hạn và phức tạp của ngành này trong khi việc sản xuất nguyên vật liệu thô hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Vì những lí do trên, các doanh nghiệp thời trang có thể gặp khó khăn trong việc xác định giải quyết những vấn đề phát triển bền vững nguyên vật liệu từ đâu hoặc thậm chí chấp nhận bỏ qua hoàn toàn. 

Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên vật liệu đóng góp một phần rất quan trọng trong dấu vết môi trường và xã hội của một doanh nghiệp thời trang. Doanh nghiệp có thể đạt được thành công đáng kể về phát triển bền vững tại giai đoạn này trong chuỗi cung ứng. 

Một khảo sát gần đây trong ngành thời trang cho thấy việc sử dụng các nguyên vật liệu bền vững đang gia tăng: 53,7% công ty đang sử dụng các nguyên vật liệu tái chế và 51,9%  công ty đang sử dụng vật liệu bông bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản đối với phát triển bền vững. Ví dụ, 17,9%  công ty được khảo sát cho rằng “việc đó quá phức tạp”. 

Blog này ghi lại các ý chính từ phiên thảo luận tại Hội nghị toàn cầu về tính bền vững của bông gần đây tại Thượng Hải và thông qua đó nhằm chứng tỏ việc xây dựng một chiến lược nguyên vật liệu bền vững trên thực tế không phải chuyện khó khăn.

BƯỚC 1: Ưu tiên nguyên vật liệu

Giai đoạn đầu tiên của chuỗi cung ứng thời trang liên quan đến nhiều nguyên vật liệu (ví dụ: bông, polyester, viscose, da, v.v.), mỗi nguyên liệu có những thách thức riêng của phát triển bền vững. Việc tìm hiểu xem nguyên liệu nào được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thời trang ưu tiên tập trung mọi nỗ lực vào phát triển bền vững nguyên liệu đó. Về lâu dài, một số doanh nghiệp thời trang cũng quyết định cắt giảm các loại nguyên vật liệu sử dụng trong sản phẩm của mình.

BƯỚC 2: Xác định rủi ro

Đối với mỗi nguyên vật liệu được ưu tiên, bước tiếp theo là xác định các vấn đề phát triển bền vững trong quá trình sản xuất. Về khía cạnh này, các Tổ chức phi chính phủ (NGO) có thể cung cấp nguồn thông tin hữu ích và việc xem xét những kỳ vọng của họ là phương pháp lý tưởng để đánh giá kỳ vọng của xã hội đối với các công ty. 

Chiến dịch Detox của tổ chức Greenpeace thúc đẩy sự thành lập tổ chức Mức Thải Hóa Chất Nguy Hiểm Bằng Không (ZDHC) là mô hình mẫu về cách thức mà các công ty có thể cải thiện đáng kể phát triển bền vững của mình để đáp ứng các yêu cầu của NGO. 

Những người tham gia thảo luận có mặt tại Hội nghị toàn cầu về phát triển bền vững của bông khuyến nghị rằng cam kết ngay từ đầu với các NGO, kể cả những cam kết quan trọng cũng có giá trị cho việc xây dựng một chiến lược của công ty. 

Đầu tư vào phác thảo chuỗi cung ứng cũng là điều thiết yếu trong bước này để xác định mối liên quan của các rủi ro phát triển bền vững chung với tới chuỗi cung ứng cụ thể của doanh nghiệp thời trang.  

BƯỚC 3: Lựa chọn hành động cải thiện

Các NGO ủng hộ các doanh nghiệp hành động hơn nữa về các đề tài phát triển bền vững cũng sẽ thường đưa ra các khuyến nghị theo hướng tích cực. Ví dụ, tổ chức Xếp hạng bông bền vững đưa ra một chuỗi các khuyến nghị về cách thức doanh nghiệp có thể đạt được những tiến bộ về phát triển bông bền vững. Bước tiếp theo sẽ là xem xét những khuyến nghị này cũng như xác định các nền tảng hợp tác hiện có và các sáng kiến. Có lẽ hơi sáo rỗng nhưng vẫn rất đúng (khi xét tới quy mô và số lượng doanh nghiệp trong ngành thời trang) khi nói rằng không quốc gia nào có thể một mình thúc đẩy thay đổi và do vậy hợp tác chính là giải pháp. 

Ngành thời trang không thiếu các nền tảng hợp tác. Trong phiên thảo luận, những người tham gia đã trình bày tiêu chí lựa chọn sáng kiến để tham gia của họ bao gồm mức độ tín nhiệm, tác động, khả năng mở rộng, chi phí và huy động nguồn lực. Cân nhắc hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp đối tác và đối thủ cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp nhận thức được điều gì có lợi cho doanh nghiệp. 

 

Trong một số trường hợp, việc từng bước loại bỏ một số nguyên vật liệu nhất định có thể là phương án bền vững nhất trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã quyết định loại vải mohair khỏi chuỗi cung ứng.

BƯỚC 4: Đặt mục tiêu

Bước kế tiếp là đặt mục tiêu. Các công ty cần đặt một mục tiêu công khai, có giới hạn thời gian đối với từng nguyên vật liệu ưu tiên. Những mục tiêu này cần phải SMART - Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và giới hạn thời gian. Những mục tiêu này cũng cần được công khai: theo Harsha Vardhan, Giám đốc Môi trường toàn cầu tại H&M:

Mục tiêu bên ngoài là một động lực quan trọng; khi doanh nghiệp không công khai tiết lộ mục tiêu bên ngoài, việc đó giống như doanh nghiệp không hề có mục tiêu. 

BƯỚC 5: Đạt được sự đồng thuận của cấp lãnh đạo

Theo một khảo sát của Drapers gần đây, trên 80% đại diện ngành thời trang đồng ý rằng phát triển bền vững rất quan trọng đối với lãnh đạo cấp cao của họ. Đây là tin tốt. Theo Phil Townsend, Chuyên gia về vật liệu thô bền vững tại M&S, điều cực kỳ quan trọng là phải có được sự chấp thuận từ quản lý cấp cao trước khi bắt đầu tìm nguồn cung ứng bông bền vững.

Đây không phải chỉ là trách nhiệm của một đội ngũ phát triển bền vững nhỏ mà là trách nhiệm của toàn công ty.

BƯỚC 6: Thực hiện

Bước tiếp theo của chúng ta: cần thiết phải đào tạo và kết hợp với nhan viên ngoài bộ phận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Chú trọng vào những khía cạnh tích cực của phát triển bền vững và tạo cơ hội để liên hệ với thực tế sản xuất các nguyên vật liệu thô bằng cách, ví dụ, tổ chức chuyến đi tới cánh đồng bông sẽ là cách thức thu hút được thêm đồng nghiệp. Đối với các đội ngũ thu mua, sẽ hiệu quả để đặt mục tiêu  tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thô bền vững. Đối với đội ngũ marketing, điều này sẽ giúp nâng cao khả năng bán hàng đối với các nguyên vật liệu bền vững.

Đối với các nhà cung cấp, những người tham gia thảo luận đã khuyến nghị không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng mà phải thông báo, đào tạo, hỗ trợ và đàm phán với các nhà cung ứng hiện tại của doanh nghiệp để thu hút họ tham gia. 

Xây dựng dựa trên việc xác định chuỗi cung ứng ban đầu, tiếp tục đầu tư vào khả năng truy xuất nguồn gốc sẽ mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. 

BƯỚC 7: Báo cáo

Báo cáo về việc thực hiện chiến lược là một phần không tách rời của quá trình này. Ngoài khía cạnh marketing, việc công bố một báo cáo CSR còn nhằm tổng kết những thành công và thất bại. Hơn nữa, những kỳ vọng xã hội về tính minh bạch của công ty đang ngày gia tăng. Việc kết hợp khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch có thể là một biện pháp mạnh để chứng minh trách nhiệm giải trình đối với khách hàng và xã hội nói chung. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp công bố danh sách các nhà cung cấp cấp 1 hoặc 2 của mình. 

BƯỚC 8: Tổng kết

Không có hồi kết. Sẽ luôn có những thách thức mới của phát triển bền vững: ví dụ, việc thải vi nhựa từ đồ dệt may tổng hợp ra đại dương (do giặt quần áo làm từ sợi tổng hợp) gần đây đã vấp phải những phản hồi từ dư luận. Cũng sẽ có những nguyên vật liệu mới phải trải qua yêu cầu kiểm tra về tính bền vững. Ngay cả khi có   “các giải pháp tính bền vững”, các yêu cầu có thể được nâng cao và những tác động tiêu cực phải được giảm thiểu. Do vậy, dù không phải là điều khó khăn nhưng là một nhiệm vụ không có hồi kết. 

Nguồn: https://www.solidaridadnetwork.org/news/its-not-rocket-science-step-by-step-guide-to-develop-a-sustainable-materials-strategy

Phát triển bền vững cùng TÜV Rheinland 

Chúng tôi đem đến các giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may và giày dép nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Liên hệ ngay                 

Chủ đề: Quản lý hóa chất