TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

IATF 16949: Những điều các nhà sản xuất ô tô cần biết trong thời kỳ đại dịch COVID-19

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 29/06/21 08:00

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của vệ sinh và an toàn, và nhiều nơi làm việc đang phải đánh giá lại phương thức hoạt động, hệ thống và cấu trúc để đảm bảo rằng nhân viên, đối tác và khách hàng được bảo vệ tốt nhất. 

 

VN21_S01_MARA


Tương tự, các hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận IATF 16949 trong ngành công nghiệp ô tô cũng  cần phải tuân thủ một bộ quy tắc và quy định khác nhau để đảm bảo rằng các hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của COVID-19 được tính đến.

Một số câu hỏi chính mà các công ty và doanh nghiệp cần xem xét là:

  • Đánh giá và chứng nhận có thể được thực hiện trong những điều kiện nào?
  • Cách tốt nhất để giảm thiểu tiếp xúc cá nhân và tương tác giữa các nhân viên cũng như tối đa hóa sự an toàn cho các tương tác thật sự cần thiết?
  • Có cách nào để các hoạt động diễn ra không cần tiếp xúc không?

Thời hạn gia hạn chứng nhận và đánh giá rủi ro

Điều thuận lợi là, xét thấy tình hình khó khăn và căng thẳng của đại dịch, IATF đã phê duyệt mở rộng toàn cầu cho tất cả các chứng chỉ IATF 16949 hiện đang được cấp và hợp lệ. Mục đích là để tự động gia hạn cho các chứng chỉ nếu không thể thực hiện việc đánh giá chứng nhận lại do các lý do liên quan trực tiếp đến đại dịch COVID-19.

Nếu một doanh nghiệp có kỳ đánh giá giám sát đến hạn vào hoặc trước ngày 1 tháng 4, họ sẽ được gia hạn hai lần kéo dài 90 ngày để tiến hành đánh giá các rủi ro cần thiết. Trong thời gian gia hạn 90 ngày thứ hai, chứng chỉ sẽ bị tạm ngưng nhưng vẫn sẽ giữ hiệu lực.

Thời gian gia hạn 180 ngày này cho phép các doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để sắp xếp một kỳ đánh giá giám sát thường xuyên được thực hiện bởi các đối tác đánh giá chứng nhận thông thường của họ. Hoặc, ngoài ra, họ cũng có thể sắp xếp để đánh giá từ xa, trong thời kỳ COVID-19 - đánh giá từ xa là một phương pháp phân tích rủi ro từ xa, được xác định các tiêu chí cố định thay thế cho đánh giá tại chỗ.

Tuy nhiên, có một số điều kiện tiên quyết nhất định mà các doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn chọn đánh giá từ xa. Phải chứng minh rõ ràng rằng việc đánh giá tại chỗ thường xuyên sẽ không thể thực hiện được vì những lý do có liên quan trực tiếp đến đại dịch COVID-19. Đánh giá từ xa được áp dụng cho các cuộc kiểm toán ban đầu, giám sát, chứng nhận lại, chuyển giao và kiểm toán đặc biệt.

Đánh giá từ xa: các nhà sản xuất có thể tự chuẩn bị như thế nào?

Thay vì đến nhà máy để tiến hành đánh giá, đánh giá viên sử dụng công nghệ kỹ thuật số để kết nối với công ty từ xa. Một số phương pháp này bao gồm các công nghệ và nền tảng phát trực tiếp như Skype, Webex hoặc Zoom, phát trực tiếp thông qua kết hợp với các ứng dụng di động trên thiết bị thông minh, máy tính hoặc tai nghe video.

Trong các cuộc họp trực tuyến này, các tài liệu cần thiết sẽ được trao đổi giữa các bên trong thời gian đánh giá và các cuộc phỏng vấn cũng sẽ được tiến hành với nhiều nhân viên và công nhân khác nhau như một phần của quá trình quan sát cách thức hoạt động và sản xuất hàng ngày được tiến hành tại nơi làm việc. Để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối thiểu sự chậm trễ do lỗi kỹ thuật, doanh nghiệp cần kiểm tra tất cả các thiết bị, kết nối internet và trao đổi thông tin cần thiết trước ngày đánh giá từ xa.

Ngoài ra, do nhu cầu đánh giá từ xa ngày càng tăng nhanh, tổ chức chứng nhận sẽ xác định trước các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của đánh giá và tìm cách khắc phục những rủi ro này để đảm bảo rằng quy trình diễn ra liền mạch. Để hỗ trợ điều đó, tổ chức chứng nhận có thể yêu cầu thông tin cần thiết về quy trình quản lý và sản xuất, mô tả nhà máy, chi tiết thiết bị, sơ đồ mặt bằng và dữ liệu kỹ thuật. Tất cả thông tin này sẽ hỗ trợ tổ chức chứng nhận xác định mức độ đánh giá từ xa và lập kế hoạch phù hợp.

Đánh giá từ xa cũng hữu ích và hiệu quả cho các công ty có nhiều cơ sở ở các địa điểm địa lý khác nhau. Đối với các doanh nghiệp này, sau một buổi khảo sát và phân tích rủi ro, tổ chức chứng nhận sẽ xác định tính khả thi và khả năng đánh giá từ xa.

Đánh giá từ xa mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tiết kiệm thời gian và chi phí vì các kỳ đánh giá thực tế tại chỗ có xu hướng tốn nhiều chi phí hơn. Đánh giá từ xa giúp quá trình đánh giá nhanh hơn và giảm các quá trình đi lại.

TÜV Rheinland đã xây dựng các hướng dẫn đặc biệt về thực hiện đánh giá tại doanh nghiệp với các biện pháp phòng ngừa an toàn tối đa để đảm bảo rằng vừa có thể thực hiện đánh giá giám sát, bao gồm đánh giá tại chỗ, một cách thuận lợi và an toàn. Bảo vệ khách hàng và nhân viên là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.

Về TÜV Rheinland

TÜV Rheinland là tổ chức chứng nhận chính thức được IATF công nhận. Điều này đảm bảo rằng chúng tôi thực hiện đánh giá chứng nhận với mức độ chuyên nghiệp cao nhất và phù hợp với các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới chuyên gia quốc tế độc lập và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chứng nhận và giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ gia tăng được sự tự tin trong ngành sản xuất ô tô.

Doanh nghiệp có cần gia hạn chứng nhận IATF 16949 không?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm chi tiết!

 

Chủ đề: Hệ thống quản lý, Hệ thống quản lý chất lượng