TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Hành trình ẩn phía sau một đôi giày cao gót

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 31/01/18 16:20

high-heels-2561844_1920.jpgTrong tủ đồ dùng của mỗi phụ nữ đều có ít nhất một đôi giày yêu thích – để sử dụng trong những cuộc gặp mặt quan trọng hay để đi dạo phố và mua sắm. Đối với phần lớn phụ nữ, giày dép là một phần quan trọng làm nên phong cách ăn mặc của họ. Tuy nhiên, liệu bạn có biết đến một hành trình ẩn phía sau mỗi đôi giày xinh xắn như thế hay không?

Các đôi giày cao gót tốt không chỉ có vẻ ưa nhìn và phù hợp với bất cứ loại trang phục nào. Điều quan trọng hơn thế là sự thoải mái mà chúng mang đến cho người sử dụng. Cái đẹp và rủi ro thường là một cặp song hành. Hàng năm, các đôi giày cao gót đã trở thành một tiêu đề quen thuộc trong các bản báo cáo của chính phủ các nước phương Tây về những trường hợp triệu hồi sản phẩm. Các đôi giày cao gót bị thu hồi do chúng có các rủi ro tiềm ẩn, hay đã được chứng minh qua thực tế sử dụng, đối với sự an toàn của con người.

Các báo cáo thu hồi này đề cập đến sự tồn tại của Chromium VI trong da thuộc và đế của các đôi giày cao gót. Chromium VI không chỉ gây ra dị ứng cho người sử dụng mà còn là chất gây ra ung thư. Những sản phẩm này không tuân thủ Quy định REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Sử dụng Hóa chất) của Liên minh châu Âu (EU).

Tỉ lệ sản phẩm giày cao gót bị thu hồi khá cao. Các quy trình thiết kế và sản xuất giày cao gót có thể tiềm ẩn vấn đề gì về độ an toàn? Theo các chuyên gia tại TÜV Rheinland, độ an toàn của giày cao gót có thể được xét theo hai lĩnh vực: hóa chất và cơ học. Lĩnh vực hóa chất tập trung vào các nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm; lĩnh vực cơ học tập trung vào thiết kế và chất lượng của sản phẩm.

 

Hóa chất là lý do chính của những lần thu hồi sản phẩm giày cao gót

Nhìn chung, các nguyên vật liệu được sử dụng trong giày dép bao gồm da thuộc, vải sợi, nhựa tổng hợp PVC và các dạng kim loại. Mục đích của kiểm tra hóa chất là đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các chất độc hại đối với con người, không gây dị ứng hay ung thư.

  • Da thuộc: Các loại hóa chất cần kiểm tra là các loại thuốc nhuộm azo, Pentachlorophenol, Formaldehyde, Hexavalent Chromium, và dimethylfumarate.
  • Vải sợi: Tương tự như đối với da thuộc. Về cơ bản cần kiểm tra các loại thuốc nhuộm azo và Formaldehyde.
  • Kim loại: Chủ yếu xét đến các bộ phận kim loại gắn đính vào giày cao gót. Hàm lượng Niken và chì quá mức cho phép có thể gây ra dị ứng và ngộ độc.
  • Các loại đế và nhựa tổng hợp PVC: Việc kiểm tra tập trung vào các nguyên vật liệu có độ rủi ro cao như: tổng lượng Cadmium, Phthalates, thiếc hữu cơ và các loại Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, đôi khi do nhiễm từ chất kết dính được sử dụng để gắn đế vào giày

 

Yếu tố cơ học là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ tạo thoải mái của các đôi giày cao gót

Nguy hại do hóa chất là điều mà người tiêu dùng không nhìn thấy được và, vì lý do đó, không để tâm lưu ý đến (ngoại trừ những ai dễ bị dị ứng). Ngược lại, thiết kế và chất lượng của giày dép có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Các yếu tố quyết định ở khía cạnh này là mức độ bền của gót, mức độ phù hợp của độ cao gót giày, mức độ bám chắc của đế và độ chịu hao mòn của chúng. Tất cả các yếu tố này đều có vai trò quan trọng đối với khả năng tạo sự thoải mái cho các đôi giày cao gót. Giày cao gót tạo ra một lực mô-men xoắn nhất định đối với chuyển động của đầu gối và cổ chân. Chúng ôm chặt các đầu ngón chân đồng thời ảnh hưởng đến các dây chằng, gân và cột sống. Xét dài hạn, điều đó có thể dẫn đến bệnh thấp khớp, viêm tấy kẻ ngón chân, đau lưng và các vấn đề về cột sống. Vì thế, điều quan trọng là giày cao gót phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế cơ học. Thực tế, chúng phải trải qua các kiểm tra chất lượng cơ học nào?

  1. Kiểm định độ bền của gót

Các nguyên vật liệu khác biệt nhau về độ giòn và độ mềm dẻo. Nhìn chung, việc kiểm định giày cao gót được tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn BS EN ISO 19956, SATRA TM21 và BS 5131 4.9 (Giày dép – các Phương pháp Kiểm định Gót giày – Độ chịu hao mòn). Các kiểm định thực hiện tác động liên tục lên gót giày phỏng theo hoạt động đi lại của con người ở tốc độ bình thường và phù hợp với mọi loại gót. Đế gót được kiểm định với tác động lực 0.68J mỗi lần. Việc kiểm định sản phẩm mẫu vẫn tiếp tục cho đến khi xuất hiện mức độ hư hại đủ để quá trình kiểm định không thể tiếp tục được nữa (phải ghi nhận số lần tác động theo quy định cho đến khi sản phẩm mẫu không còn sử dụng được nữa). Cuối cùng, gót giày phải chịu được 20.000 lần tác động như thế trước khi chuyển sang phần đánh giá độ hao mòn tổng thể.

  1. Kiểm định tác động lên gót

Đôi khi các đôi giày cao gót phải chịu lực tác động ngẫu nhiên trong quá trình hao mòn. Các tiêu chuẩn đang áp dụng bao gồm: BS EN ISO 19953, SATRA TM20 bà BS 5131 4.8 (Giày dép – các Phương pháp kiểm định gót giày – Độ chịu tác động một bên). Các tiêu chuẩn này được áp dụng để kiểm định cường độ lực từ những tác động ngẫu nhiên mà giày cao gót có thể chịu được. Việc kiểm định bao gồm cho đế gót chịu các cấp độ lực gia tăng dần lên đến mức tác động tối đa là 18.3J. Mức năng lượng tác động khiến giày bị vỡ hay uốn cong quá mức trong quá trình kiểm định liên tục sẽ được ghi nhận.

  1. Kiểm định tính ổn định của giày cao gót

TÜV Rheinland đã phát triển phương pháp kiểm định riêng. Một cường độ lực không đổi được sử dụng để tác động nhiều lần lên giày, kết hợp với việc cho giày chuyển động một bên với khoảng cách nhất định sau mỗi lần tác động. Quy trình ấy được lặp đi lặp lại suốt 100.000 lần. Ở giai đoạn cuối của công tác kiểm định, độ hao mòn của giày và mức độ bám dính của đế ở thời điểm ấy được đánh giá để xác định xem liệu rằng chiếc giày ấy còn sử dụng được hay không.

  1. Kiểm định độ bám dính của gót và đế

Yêu cầu này được kiểm định theo tiêu chuẩn BS EN 12785 và SATRA TM113 (Đánh giá độ bám dính của gót vào giày dép và độ cứng của giày dép). Một chiếc máy kiểm định sức căng được sử dụng để kéo gót và đế ở một tốc độ nhất định. Lực tối đa cần thiết để tách gót ra khỏi đế cũng như mức độ biến dạng vĩnh viễn của chiếc giày sau khi kiểm định sẽ được ghi nhận.

Bạn đã hiểu vì sao lại có nhiều khâu kiểm định về mặt hóa chất và cơ học để có được những đôi giày cao gót xinh xắn và an toàn? Đối với nhiều phụ nữ, mang giày cao gót không chỉ là một trải nghiệm thoải mái; việc đó cũng có thể gây ra chứng đau lưng. Chọn thời trang hay sự thoải mái? Dù sao đi nữa, bạn cũng nên bắt đầu từ việc chọn loại giày dép an toàn.


Kiểm định hóa chất và cơ học cho da giày  Liên hệ ngay

 

Chủ đề: An toàn, Dệt may và da giày