TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Đừng mạo hiểm với quản lý rủi ro

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 08/12/16 11:45

Nói về quản lý rủi ro trong sản xuất thì có rất nhiều điều tương tự như bạn đến tham vấn nha sĩ: đó là điều doanh nghiệp cần làm, nhưng không doanh nghiệp nào xem đây là một việc mà họ “muốn” làm.

TUV_Presse_Hotelzertifizierung_7.jpg

Có hai cách để quan niệm về quản lý rủi ro. Người ta có thể xem nó là vấn đề liên quan đến kinh doanh, hoặc cũng có thể là vấn đề liên quan đến sản phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ nhìn vào khía cạnh kinh doanh, và chúng tôi sẽ đề cập đến khía cạnh rủi ro về sản phẩm trong một bài đăng khác.

Phân tích về quản lý rủi ro trên quan điểm vấn đề liên quan đến kinh doanh phải cân nhắc đến các khía cạnh nhân sự, phong cách quản lý, cả đến việc lưu giữ hồ sơ và thực hành quản trị nguồn nhân lực. Câu hỏi  thiết yếu đặt ra là: Cách mà doanh nghiệp đang kinh doanh có tạo thành nguy cơ không tuân thủ? Nếu doanh nghiệp đang hoạt động có trách nhiệm và tuân thủ đạo đức kinh doanh thì không phải lo lắng gì.

Một cách để suy nghĩ về điều này chính là trả lời câu hỏi "Ai là người chịu trách nhiệm nếu X, Y, hoặc Z sai sót, và tại sao?" Điều này có thể khó khăn vì đòi hỏi phải kiểm tra năng lực nhân viên và qui định trách nhiệm đối với một số vị trí: doanh nghiệp đã có nhân sự với đủ kiến thức, đủ kỹ năng và công cụ thích hợp để họ thực thi trách nhiệm của mình? Ví dụ:

Nếu bạn thấy rằng một công nhân trên chuyền sản xuất không dám nhấn nút tạm dừng sản xuất khi có sự cố mặc dù đã có quy định, bởi vì họ e sợ người quản lý của mình, thì bạn có một rủi ro kinh doanh cần phải được giải quyết.

Nếu doanh thu được dùng để đánh giá kết quả công việc, có thể dẫn đến vấn đề nhân nhượng trong việc kiểm soát chất lượng.

Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không chủ động thông báo cho Tổ chức chứng nhận/ Đơn vị được chỉ định về kế hoạch thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến quản lý rủi ro một cách thành công có nghĩa là tất cả các cá nhân có trách nhiệm trong công ty cần phải biết đầu mối cuối cùng - những người có trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra và trong hầu hết các trường hợp, những người này là những người đứng đầu công ty.  Các chỉ thị không nhất thiết chỉ được đưa ra từ Giám đốc điều hành / Nhà sáng lập mà cần được xem xét, phản hồi bởi cấp dưới.  Điều này có nghĩa là  giám đốc điều hành phải đặt vấn đề quản lý rủi ro là quan trọng và giao quyền cho mọi người cùng nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, trong chuỗi cung ứng, trong quá trình sản xuất, hoặc quản lý và cần đưa ra hành động để giảm thiểu rủi ro. Một nhà lãnh đạo không thể nói, "Tôi muốn biết từ những rủi ro nhỏ nhất về sản phẩm hoặc việc kinh doanh của công ty!" và sau đó không quan tâm khi một người nào đó chỉ ra một hoạt động không phù hợp. Để có người làm gương không dễ dàng và không phải lúc nào các nguồn lực cần thiết cũng được cung cấp. 

Quản lý rủi ro đòi hỏi phải được xem xét hoặc đánh giá bởi một đánh giá viên / chuyên gia có trình độ. Để đạt được chứng nhận, việc quản lý rủi ro (cả khía cạnh quản lý và các khía cạnh liên quan đến sản phẩm) cần phải được đánh giá bởi chuyên gia dựa trên các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng.  Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, TÜV Rheinland hoàn toàn có thể thực hiện việc đánh giá rủi ro theo yêu cầu của khách hàng.

 

Liên hệ

Chủ đề: Hệ thống quản lý