TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

TÜV Rheinland: Giải pháp từ đầu đến cuối để cải thiện việc quản lý hóa chất cho chuỗi cung ứng dệt may và da giày

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 21/11/16 09:00

Hầu như, tất cả mọi người trên hành tinh này đều đã từng tiếp xúc với các mặt hàng dệt, vải hoặc giày dép. Quá trình sản xuất các sản phẩm này đều có sử dụng hóa chất để sản phẩm có được một số chức năng như chống thấm nước, tăng độ bền, hoặc được dùng để xử lý màu sắc. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất, nước, và sự hiện diện của hóa chất độc hại trong nước thải là một trong những lý do làm cho ngành dệt may và da giày được xem là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất trên thế giới đi kèm với các rủi ro an toàn cho công nhân và người tiêu dùng.

shoes-1245920_960_720.jpg

 

Xã hội ngày càng nhận thức và quan tâm đến sức khỏe, an toàn, và các vấn đề môi trường liên quan đến hóa chất trong ngành dệt may do:

  • Gia tăng kiến thức về mối nguy hiểm liên quan đến hóa chất sử dụng
  • Quy định của pháp luật (như REACH của Liên minh châu Âu hay California Proposition 65 của Mỹ)
  • Chiến dịch của các tổ chức phi chính phủ như chiến dịch Detox của tổ chức Greenpeace
  • Mong muốn của người tiêu dùng hiện nay là sản phẩm phải an toàn hơn cho sức khỏe con người và môi trường.

 

Cam kết của các ngành công nghiệp và sự tham gia của TÜV Rheinland

Nhiều ngành công nghiệp đã nỗ lực để giải quyết những thách thức trên thông qua Hiệp hội Công nghiệp ngoài trời; Nhóm phát triển bền vững và quản lý hóa chất OIA; Hội đồng dệt may bền vững SAC của Higg Index; và cam kết này đã được tăng cường hơn nữa thông qua chương trình ZDHC (Lộ trình hướng tới Lượng xả thải hóa chất nguy hại bằng không)

Mục tiêu của chương trình ZDHC là hướng đến lượng xả thải hóa chất nguy hại bằng không trong chuỗi cung ứng hàng dệt may và da giày và hành động để cải thiện môi trường và cuộc sống con người. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng rộng rãi chương trình hóa chất bền vững và thực hành sản xuất tốt trong ngành công nghiệp dệt may và da giày để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường.

TÜV Rheinland hỗ trợ mục tiêu của chương trình ZDHC và hân hạnh được làm việc cùng hơn 20 thương hiệu hàng đầu để thúc đẩy sự thay đổi toàn diện trong việc quản lý hóa chất có trách nhiệm và cam kết tiếp tục đồng hành cùng chương trình một cách hợp tác và cởi mở.

"Chương trình ZDHC được hình thành từ việc nhận thức rằng cần phải thực hiện thay đổi hệ thống tổng thể, và để chương trình thành công, tất cả các đối tượng trong chuỗi cung ứng phải được tham gia," Giám đốc điều hành ZDHC Foundation, Frank Michel nói. "Năm nay, chương trình đang chuyển từ sự phát triển các công cụ sang áp dụng thực tiễn. Sự ủng hộ và sự hợp tác của ngành là yếu tố cần thiết để thúc đẩy các tiêu chuẩn mới này."

"Là nhà cung cấp dịch vụ hoạt động trên toàn cầu, chúng ta đang phải đối mặt với các hậu quả môi trường từ các chính sách kinh tế hiện nay. Kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rằng chúng ta có khả năng bảo vệ môi trường nhưng cũng chỉ ở một mức độ giới hạn nào đó mà thôi." Giám đốc kinh doanh toàn cầu của dịch vụ Softlines, ông Mohammed Dkhissi nói.

"Tầm nhìn của ZDHC trong việc áp dụng thực hành tốt để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi về đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh tế trong mối tương quan giữa con người, công nghệ và môi trường, biểu tượng hình tam giác trong logo của chúng tôi. Chúng tôi sử dụng kiến thức về các tác động của quá trình sản xuất hàng dệt may, da giày của TÜV Rheinland để dự báo và phòng ngừa." Quản lý chương trình giải pháp phát triển bền vững cho ngành dệt, ông Rakesh Vazirani nói.

Ngoài ra, cùng với các thành viên trong SAC, TÜV Rheinland và hơn 170 thương hiệu toàn cầu, các nhà bán lẻ và nhà sản xuất, cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường phi lợi nhuận, và các viện nghiên cứu, cùng cam kết chung để cải thiện chuỗi cung ứng bền vững trong ngành công nghiệp dệt may may và da giày. Không chỉ có vai trò là thành viên đóng góp, các chuyên gia của TÜV Rheinland còn tham gia các hoạt động đào tạo và đánh giá liên quan đến Higg Index.

 

Dịch vụ thử nghiệm hàng may mặc     Dịch vụ thử nghiệm da, giày

 

Thách thức của các ngành công nghiệp và trách nhiệm của TÜV Rheinland

Thực tế, chuỗi cung cấp thời trang ngày nay là một chuỗi đan xen của các nhà cung cấp hóa chất, nông dân, các nhà phát triển vật liệu tổng hợp, nhà máy …, một giải pháp toàn diện để giải quyết những thách thức nói trên là phải phát triển nhận thức và năng lực thông qua đào tạo kỹ thuật, giám sát cải thiện thông qua đánh giá, và kiểm tra sự phù hợp thông qua thử nghiệm tại tất cả các bước có liên quan đến chuỗi cung ứng.

Với đội ngũ chuyên gia ngay tại các quốc gia sản xuất sản phẩm, chúng tôi có thể cung cấp giải pháp từ đầu đến cuối cho ngành công nghiệp dệt may. Là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận độc lập; đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ có mặt tại nhà máy để đánh giá hiện trạng (điều kiện nhà máy, quy trình, nước thải, và sản phẩm), giám sát và đề xuất giải pháp cải thiện.

Hãy liên hệ chúng tôi khi doanh nghiệp cần:

  • Đào tạo về Quản lý hóa chất, Quản lý kho hóa chất với cơ sở dữ liệu TOGS, diễn giải SDS, đánh giá SAC Higg Index.
  • Đánh giá "Quản lý hoá chất"
  • Thử nghiệm nước thải
  • Thử nghiệm theo MRSL


Liên hệ ngay

 

Chủ đề: An toàn