TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

Chứng nhận sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đón thời cơ mới

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 15/10/20 08:00

Nhiều ngành hàng của Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng xuất khẩu. Vấn đề là làm thế nào để doanh nghiệp chứng minh được chất lượng sản phẩm, thuyết phục thị trường.

Chung nhan san pham_01

Thử thách cho doanh nghiệp xuất khẩu và vai trò của đơn vị kiểm định độc lập

Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới này. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam có thể khai thác.

Tuy nhiên, muốn thâm nhập thị trường nổi tiếng khó tính này, doanh nghiệp phải chứng minh sản phẩm đạt được những yêu cầu và tiêu chuẩn nhất định, chẳng hạn như chứng nhận CE. Doanh nghiệp trong nước hiện rất cần những đơn vị độc lập, uy tín hỗ trợ chứng nhận sản phẩm.

TÜV Rheinland đáp ứng nhu cầu trên của khách hàng, với vai trò đơn vị độc lập, chuyên thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận sản phẩm cũng như hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Từ báo cáo của TÜV Rheinland, doanh nghiệp sẽ kịp thời chủ động trong việc cải thiện chất lượng cũng như hoàn tất hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu của thị trường, đối tác và khách hàng.

Thành lập từ năm 1892, TÜV Rheinland hiện là tổ chức uy tín hàng đầu thế giới với hơn 20.000 nhân viên, 500 văn phòng khắp 56 quốc gia. TÜV Rheinland đã đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp nâng cao năng lực nhân viên, đảm bảo an toàn cho sản phẩm, hệ thống và quy trình.

Tại Việt Nam, TÜV Rheinland mở văn phòng chính tại TP.HCM từ năm 2001, với đội ngũ hơn 185 chuyên gia và nhân viên, phục vụ doanh nghiệp thuộc mọi ngành công nghiệp. Tổ chức đã hỗ trợ tích cực cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với 3 phòng thử nghiệm hiện đại: Softlines (da giày, dệt may, đồ chơi …), Hardlines (đồ nội, ngoại thất, sản phẩm xây dựng …), Điện - Điện tử.

Hoạt động của TÜV Rheinland tại Việt Nam giúp doanh nghiệp dễ dàng cập nhật những thông tin mới nhất về yêu cầu của từng thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ từ mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm trên toàn cầu, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Tái khởi động an toàn hậu COVID-19

Giữa khó khăn của đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn có những tín hiệu lạc quan, như sự gia tăng mạnh mẽ của những mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao, dây cáp điện… sang thị trường Hoa Kỳ. Thế nhưng yêu cầu duy trì sản xuất kinh doanh song song với đảm bảo phòng chống lây nhiễm đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thử thách.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, TÜV Rheinland triển khai Chiến dịch Tái khởi động an toàn (Restart Safely) trên phạm vi toàn cầu, tập trung vào những dịch vụ quan trọng nhất nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi trong giai đoạn bình thường mới: Đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc; Thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm bảo hộ; Kiểm định. Việc thử nghiệm sản phẩm và đánh giá đều dựa trên các tiêu chuẩn và quy định quốc gia, quốc tế hay yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, TÜV Rheinland còn là một trong số ít tổ chức được phê duyệt thực hiện Chương trình đánh giá trực tuyến Sedex dựa trên danh mục SMETA với các tiêu chí về điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh lao động, quản lý môi trường… Trong đại dịch COVID-19, việc đánh giá trực tuyến tạo ra tính liên tục cần thiết để duy trì và tối ưu hóa các nguyên tắc về xã hội, đạo đức trong các doanh nghiệp và nhà cung cấp của họ.

Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình vươn ra thế giới, TÜV Rheinland luôn tiên phong trong đổi mới, phát triển công nghệ và dịch vụ, hỗ trợ nhà sản xuất gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Liên hệ ngay          

Chủ đề: Thử nghiệm, Chứng nhận sản phẩm