TÜV Rheinland Blog - Insights from Asia and Africa

6 lời khuyên để phòng tránh hiện tượng ngả vàng cho sản phẩm dệt may

Được đăng bởi TÜV Rheinland Việt Nam ngày 08/01/19 11:00

Doanh nghiệp đã bao giờ phải đối mặt với vấn đề chất lượng liên quan đến một trong những khía cạnh trên hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một yếu tố chất lượng về màu sắc đó là hiện tượng ngả vàng trên hàng dệt may, một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại quan tổng thể của sản phẩm dệt may.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến hết tháng 10 năm 2018 là 25,17 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị 11,45 tỷ USD (tăng 12,3%) và đóng góp tới 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các thị trường khác là EU với 3,4 tỷ USD (tăng 11,3%), Nhật Bản với 3,13 tỷ (tăng 24,7%), v.v.

Trên thực tế, ngành công nghiệp này đã phát triển đáng kể và luôn đứng đầu trong đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may đang phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của nhà mua hàng và thị trường về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình xử lý và giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các nguyên liệu khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tương tự như vậy đối với thành phẩm và thậm chí là các công đoạn sản xuất hàng dệt may khác nhau cũng có những yêu cầu khác nhau. Do đó, các nhà sản xuất nên xem xét và chú ý một số khía cạnh chất lượng chính cho các đơn hàng xuất khẩu như: ngoại quan tổng thể, cấu trúc vải, độ mềm mượt, tính chất cơ lý và độ bền màu của sản phẩm.

Doanh nghiệp đã bao giờ phải đối mặt với vấn đề chất lượng liên quan đến một trong những khía cạnh trên hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một yếu tố chất lượng về màu sắc đó là hiện tượng ngả vàng trên hàng dệt may, một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại quan tổng thể của sản phẩm dệt may.

 

TUV-Rheinland-Vietnam-Phenolic-Yellowing-Textile

 

Nguyên nhân gây ra ố vàng

Hàng dệt may có thể gặp phải vấn đề ố vàng trong quá trình sản xuất, lưu trữ và sử dụng hàng hóa. Có nhiều dạng ố vàng khác nhau (và các dạng biến đổi màu sắc khác) đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, hiện tượng ố vàng / biến đổi màu đều có thể xảy ra với tất cả các màu của hàng dệt may nhưng nó có thể dễ dàng phát hiện đối với các sản phẩm có màu nhạt (pastel) và màu trắng. Đối với các màu tối hơn, ta chỉ có thể thấy màu sắc bị mờ hơn hoặc tái nhạt đi một chút.

Ngả vàng do các hợp chất phenol trên vải hoặc sản phẩm may mặc thường xảy ra trong quá trình lưu kho. Các vật liệu đóng gói bằng nhựa như túi nylon có thể chứa BHT. Đây là một hợp chất với Phenol thường được sử dụng làm chất chống oxy hóa cho màng polyethylene có công thức hóa học là 2,6-dichloroethane butyl-4-methylphenol, dùng để ngăn ngừa lão hóa nhựa, hay còn gọi là Hydroxyl Toluene Butylated, viết tắt là BHT. BHT là yếu tố chính dẫn đến việc tạo ra màu vàng gọi là ngả vàng do phenol. Đây chính là sự đổi màu của vật liệu dệt may gây ra bởi phản ứng của các Oxit nitơ trong khí quyển và các hợp chất Phenol.

Ngoài ra, sản phẩm dệt may còn có thể bị ngả vàng do nhiều nguyên nhân khác như: ngả vàng do lão hóa sợi khi tiếp xúc lâu dài với nguồn nhiệt hoặc nguồn sáng hoặc tia cực tím. Ngả vàng từ các chất phụ gia công nghiệp như chất làm mềm, chất bôi trơn, resin ổn định độ co, chất làm sáng quang học (OBA). Ngả vàng do tác dụng của ozone, lưu huỳnh điôxit (SO2) hoặc các yếu tố gây ô nhiễm trong không khí. Ngả vàng do nhiễm bẩn trong quá trình sử dụng (mồ hôi, nước hoa, kem dưỡng da, chất tẩy rửa, v.v.)

 

Tại sao doanh nghiệp cần thử nghiệm để kiểm tra khả năng ngả vàng của sản phẩm?

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng ngả vàng do phenol xảy ra trong quá trình bảo quản lưu kho, tức là khi các sản phẩm tiếp xúc với vật liệu bao bì nhựa có chứa BHT (hydroxyl toluene butylated). BHT này có thể di chuyển sang vải và sau đó phản ứng với Oxit nitơ. Vì vậy, thử nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng các vật liệu và/hoặc sản phẩm bền với màng có chứa BHT hoặc không cần phải xem xét các biện pháp cần thiết để giảm thiểu quá trình này.

 

Thử nghiệm khả năng ngả vàng do phenol được thực hiện như thế nào? (**)

Phương pháp đánh giá khả năng ngả vàng của vật liệu dựa trên hướng dẫn của phương pháp thử nghiệm ISO 105-X18: 2007 (E).

  • Một bộ mẫu thử nghiệm được chuẩn bị bao gồm giấy có tẩm thuốc thử, mẫu thử và mẫu chuẩn. Bộ mẫu này được đưa vào thiết bị thử nghiệm và đưa vào tủ ấm/lò nhiệt trong một thời gian xác định ở nhiệt độ cụ thể. Bộ mẫu sẽ được làm mát sau khi đưa ra khỏi tủ ấm/lò nhiệt trước khi mở.
  • Khi mở bộ mẫu, mẫu chuẩn và mẫu thử được đánh giá ngay lập tức bằng cách so sánh với thang màu xám để đánh giá cấp độ biến đổi màu.
  • Các mẫu thử được đánh giá trong vòng 30 phút sau khi mở bộ mẫu thử, vì mọi thay đổi về màu sắc xảy ra trong quá trình thử nghiệm có thể bị phai nhanh trên một số vật liệu khi tiếp xúc với không khí.
  • Bằng cách sử dụng thang màu xám để đánh giá ánh màu, mẫu chuẩn được kiểm tra trước tiên để đảm bảo rằng nó đã bị ngả vàng đến ít nhất là mức 3 trong thang đánh giá. Điều này chứng minh rằng thử nghiệm đã được thực hiện thành công.
  • Tiếp tục sử dụng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử. Màu của mẫu sau thử nghiệm được so sánh với màu của mẫu ban đầu. Kết quả thử nghiệm của chúng tôi sẽ xếp hạng theo cấp độ biến đổi màu từ 1 đến 5 theo thang màu xám.

 

TUV-Rheinland-Phenolic-Yellowing-Sample

6 lời khuyên để phòng ngừa hiện tượng ngả vàng do phenol trên sản phẩm dệt may

Doanh nghiệp có thể thực hiện một số khuyến nghị sau đây để giảm tình trạng ngả vàng hay biến đổi màu do các phenol gây ra.

  • Sử dụng thùng carton hoặc bao bì không có chứa BHT để bao gói sản phẩm
  • Xử lý vật liệu trong môi trường có gốc axit (ví dụ: axit citric)
  • Giảm lượng nitơ trong khu vực lưu kho đến mức tối thiểu
  • Sử dụng bao bì không có phenol dễ bay hơi trong trường hợp bao bì tiếp xúc trực tiếp với hàng dệt may
  • Xử lý hoàn tất sản phẩm dệt với các chất chống ngả vàng do phenol
  • Xử lý giảm phenol dễ bay hơi đến mức tối thiểu

Khách hàng có thể dễ dàng phát hiện ra sự ngả vàng trên sản phẩm khi kiểm tra trực quan. Điều này có thể sẽ là một lỗi lớn về ngoại quan cho chất lượng hàng dệt may của doanh nghiệp mặc dù chất lượng còn có thể căn cứ trên các tiêu chuẩn khác. Vì vậy, thử nghiệm là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát khả năng ngả vàng do phenol có thể xảy ra trên nguyên liệu và trong quy trình sản xuất nói chung. Hãy để liên hệ chúng tôi để biết thêm thông tin về thử nghiệm cho các sản phẩm tiêu dùng!

 

Liên hệ ngay          Thử nghiệm sản phẩm dệt may

 

Nguồn tham khảo:

(*) Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2018

(**) ISO 105-X18:2007 (E)

Chủ đề: Dệt may và da giày